Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông

    Hải Quân Việt Nam
    Hải Quân Việt Nam
    Binh nhất
    Binh nhất

    Tổng số bài gửi : 52
    Join date : 23/12/2013

    Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông Empty Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông

    Bài gửi by Hải Quân Việt Nam Sun Jul 19, 2015 1:27 pm

    [size=14]Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông phải được xem xét một cách độc lập với bản đồ đường lưỡi bò. Bản thân tấm bản đồ có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị pháp lý cho việc thiết lập yêu sách chủ quyền hoặc quyền lịch sử.[/size]
     
    [size=14]Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông Chinas%20u%20line[/size]
    Tóm tắt
    Bài viết này tập trung tìm hiểu yêu sách lịch sử của Trung Quốc, mục đích và địa vị pháp lý của Đường lưỡi bò và đánh giá tác động về mặt pháp lý của yêu sách lịch sử mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo và các vùng nước ở Biển Đông. Dựa trên những yêu sách đa dạng, nhưng khá mơ hồ, lấy yếu tố “lịch sử” làm căn cứ hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền, có thể thấy yêu sách lịch sử của Trung Quốc gồm hai khía cạnh: “yêu sách chủ quyền dựa trên lịch sử” đối với các đảo ở Biển Đông và “yêu sách lịch sử đối với các vùng biển/ hoạt động trên biển” ở Biển Đông. Bài viết kết luận rằng để đánh giá yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, các yêu sách trên cần được phân tích độc lập với bản đồ đường lưỡi bò, bởi nó có rất ít hoặc không có giá trị pháp lý để hình thành nên các yêu sách này. Hơn nữa, yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với các vùng biển (bao gồm cột nước, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các thực thể chìm) không thể thay thế những quyền của các quốc gia ven biển khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ đã được quy định trong Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).
    -----------------------
    Kết luận
    Danh nghĩa lịch sử là khái nhiệm chung nhằm mô tả một yêu sách pháp lý có yếu tố lịch sử và được thiết lập thông qua một khoảng thời gian dài hoặc đáng kể. Trong trường hợp yêu sách chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ, các bằng chứng lịch sử đóng vai trò mấu chốt đối với yêu sách dựa trên sự khám phá, chiếm đóng, chiếm hữu theo thời hiệu - tất cả đều liên quan đến yếu tố “thời gian”. Trong trường hợp yêu sách lịch sử đối với vùng biển, vùng nước lịch sử là một khái niệm rộng, có thể được dùng để chỉ các vịnh lịch sử hoặc các vùng biển khác như eo biển, vũng hoặc vùng nước quần đảo. Từ những thực tiễn quốc gia ít ỏi, các án lệ và các điều khoản của UNCLOS có nhắc đến danh nghĩa lịch sử và vùng nước lịch sử có thể thấy các vùng biển rộng lớn như EEZ/Biển cả/Thềm lục địa khó có thể được yêu sách dựa trên khái niệm này. Mặc dù yêu sách vùng nước lịch sử được chấp nhận như là một ngoại lệ nhưng bất cứ yêu sách nào được cho là không hợp lý hoặc quá mức đối với cộng đồng quốc tê sẽ không được chấp nhận.
    Yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được chia thành hai lớp. Lớp thứ nhất là yêu sách chủ quyền đối với các thực thể ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa dựa trên căn cứ lịch sử. Lớp thứ hai là yêu sách lịch sử đối với các vùng biển bao quanh các nhóm thực thể. Yêu sách này có thể bao gồm yêu sách vùng nước lịch sử đối với cột nước, các thực thể chìm, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, hoặc là yêu sách quyền lịch sử đối với một số hoạt động truyền thống trên biển như đánh bắt cá hoặc là cả yêu sách vùng nước lịch sử và yêu sách quyền lịch sử.
    Tuy nhiên, sự mập mờ trong bản chất và phạm vi của yêu sách lịch sử của Trung Quốc có thể sẽ tác động xấu đến giá trị của yêu sách này bởi vì trong các nguyên tắc được chấp nhận chung liên quan đến yêu sách lịch sử bao gồm cả sự cần thiết phải công khai phạm vi và bản chất của yêu sách để các quốc gia khác biết họ đang phản đối hoặc ngầm chấp nhận cái gì. Khi Trung Quốc đính kèm công hàm bằng một bản đồ đường lưỡi bò và đưa ra rất ít giải thích về phương pháp hoặc căn cứ cho đường này thì nước này đã làm tăng sự mơ hồ thêm một cấp bậc nữa.
    Yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với các vùng biển (cột nước, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, các thực thể lúc nổi lúc chìm và các thực thể chìm) không thể thay thế cho những quyền được thiết lập một cách vững chắc của các quốc gia ven biển khác trong vùng EEZ và thềm lục địa. Hơn nữa, các tuyến đường biển xuyên qua Biển Đông suốt nhiều thế kỷ qua luôn được phần còn lại của thế giới sử dụng tự do và không bị cản trở. Việc các quốc gia có tàu mang cờ chấp nhận yêu sách lịch sử trên của Trung Quốc là điều rất đáng ngờ. Mặc dù việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt cá ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước là điều không phải bàn cãi nhưng ngư dân của tất cả các quốc gia khác ven Biển Đông cũng như vậy. Luật biển hiện đại ghi nhận quyền đánh cá truyền thống của các quốc gia láng giềng trong vùng biển của một quốc gia ven biển, và nếu cần, Trung Quốc có thể thỏa thuận với các quốc gia láng giềng khác để cho ngư dân truyền thống của họ có thể đánh bắt cá trong những khu vực này, tương tự như thỏa thuận giữa Malaysia và Indonesia hay giữa Indonesia và Úc.
    Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông phải được xem xét một cách độc lập với bản đồ đường lưỡi bò. Bản thân tấm bản đồ có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị pháp lý cho việc thiết lập yêu sách chủ quyền hoặc quyền lịch sử. Trước tình hình đó, trừ khi Trung Quốc và các quốc gia yêu sách khác đồng ý bàn bạc và làm rõ các yêu sách một cách hòa bình với ý định giải quyết tranh chấp thay vì gạt các vấn đề thực chất sang một bên, các hành động liên tiếp gần đây nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục khiêu khích và gây căng thẳng cho các nước ven biển khác cũng như đe dọa hòa bình trong khu vực.
    Melda Malek là Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Luật biển và Chính sách, Viện Nghiên cứu Biển Malaysia. Bài viết được đăng lần đầu trên tạp chí Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs. Đọc bản gốc tiếng Anh [size=14]tại đây.[/size]
    Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.
    Người dịch: Võ Ngọc Diệp
    Hiệu đính: Minh Ngọc

      Hôm nay: Sat May 11, 2024 2:35 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]