“Foreign Affairs” viết về tính đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    “Foreign Affairs” viết về tính đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng

    quangtao
    quangtao
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 37
    Join date : 04/11/2013

    “Foreign Affairs” viết về tính đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng Empty “Foreign Affairs” viết về tính đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng

    Bài gửi by quangtao Mon Nov 04, 2013 4:57 pm

    (the-gioi) - Đó là vấn đề mà trợ lý giáo sư Henry Farrell và giáo sư Martha Finnemore trong lĩnh vực chính trị học và quan hệ quốc tế tại trường đại học George Washington đã nêu ra trên tạp chí Foreign Affairs trong số ra cho tháng 11/12 năm nay.
    Hai tác giả trên đã nêu rõ, hiển nhiên là Washington đã nổi cơn thịnh nộ khi chính các công dân Mỹ làm lộ những thông tin mật liên quan tới hành vi không mấy “đẹp đời tốt đạo” của chính phủ. Và đã không buồn che giấu sự phẫn nộ của mình: Ba năm trước, khi “nữ nhân” Chelsea Manning, lúc đó còn là nam binh nhì trong quân đội Mỹ Bradley Manning, chuyển giao hàng trăm nghìn bức điện mật đã giải mã cho nhóm WikiLeaks, chính quyền Mỹ đã ném người này vào trong trại giam với những điều kiện mà báo cáo viên đặc biệt của LHQ về vấn đề tra tấn đã phải gọi là tàn nhẫn và vô nhân đạo.
    Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, khi phát biểu trong chương trình Meet the Press không lâu sau khi Manning phải vào tù, đã gọi người lập ra trang web WikiLeaks, Julian Assange, là “phần tử khủng bố HT”.
    Mới đây nhất, sau khi cựu nhân viên phân tích của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Edward Snowden bóc trần các chi tiết trong những chương trình theo dõi của Mỹ, chính những nhân viên từ Washington đã cố công gắng sức trong những nỗ lực ngoại giao để ngăn cản các quốc gia khác cho Snowden tị nạn.
    Hơn thế nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn hủy bỏ cuộc gặp đã được sắp xếp trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ông chủ Điện Kremli từ chối không làm như Washington muốn. Bất chấp mọi công sức to lớn bỏ ra nhưng giới chức Mỹ vẫn luôn cảm thấy khó khăn khi muốn giải thích lý do vì sao mà những “vạch trần viên” đó lại gây nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của đất nước. Thực sự thì trong những thông tin mà Manning và Snowden đưa ra chẳng có gì có thể gây sốc đối với những người đang chăm chú theo dõi những sự kiện diễn ra trên thế giới.
    “Foreign Affairs” viết về tính đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng Bradley
    Bradley Manning.
    Năm 2010, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, không muốn hùa theo cơn sốt phát sinh từ những bóc trần của WikiLeaks, đã nói trong một cuộc trò chuyện với các nhà báo rằng, việc phát tán những thông tin mật chỉ tạo ra “ảnh hưởng rất hạn chế” và không làm mất giá cả nguồn tin lẫn phương thức hành xử của các cơ quan an ninh tình báo. Riêng Snowden đã làm xấu mặt cả nguồn tin lẫn phương thức hành xử của các cơ quan an ninh tình báo nhưng anh ta cũng không thể cung cấp được thông tin gì mới mẻ.
    Trước khi Snowden “lộ diện giang hồ” thì phần lớn các chuyên gia đều đã nghi ngờ rằng, chính Washington đã đứng sau lưng tất cả các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào Trung Quốc, tiến hành bí mật theo dõi các đối tượng khác nhau ở châu Âu và cưỡng đoạt các giao lưu thông tin trên mạng Internet toàn cầu.
    Ngay cả tiết lộ tai tiếng nhất của Snowden liên quan tới việc Mỹ và Anh đã xâm phạm các chương trình giao lưu then chốt và các hệ thống mã hóa có nhiệm vụ bảo vệ an toàn và đời tư của khách hàng, cũng chỉ góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều mà các nhà quan sát lão luyện đã hồ nghi suốt một thời gian dài.
    Thiệt hại lớn nhất mà Manning và Snowden gây ra đối với Chính phủ Mỹ không phải ở trong lĩnh vực an ninh quốc gia mà ở chỗ, những thông tin mang tính vạch áo cho người xem lưng của họ đã khiến cho Chính phủ Mỹ hết đường đạo đức giả, ăn không nói có, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”… Họ có thể không đưa ra những thông tin mới nhưng lại cung cấp những “vật chứng” về hành vi và động cơ của Chính phủ Mỹ.
    Và khi xã hội đã mở mắt ra thấy rằng những hành vi ấy hoàn toàn trái ngược với những phát ngôn công khai của các đại diện chính quyền – mà đây là chuyện thường nhật – thì các đồng minh của Washington sẽ khó mũ ni che tai hơn trước các hoạt động bí mật của người Mỹ và các đối thủ của Washington lại dễ dàng hơn trong việc tự biện hộ cho các hành động của họ.
    Chỉ một số không nhiều những viên chức Chính phủ Mỹ coi khả năng ăn không nói có của mình như một dự trữ chiến lược then chốt. Thực chất thì, một trong những nguyên nhân khiến thói đạo đức giả của người Mỹ hữu hiệu đến thế là, nó lại bắt nguồn từ chính sự chân thành của họ: Đại đa số các chính trị gia Mỹ đơn giản là không ý thức được, đất nước của họ giả nhân giả nghĩa đến mức độ nào.
    Trong khi đó, vì Washington hiện nay ngày một khó phủ nhận chuyện lời nói không đi đôi với việc làm của họ nên trong tương lai họ sẽ phải tìm kiếm cho bằng được vô số những quyết định phức tạp và thậm chí sẽ bắt buộc phải sống đúng theo những chuẩn mực mà họ không ngớt lời rêu rao.
    (An Ninh Thế Giới)

      Hôm nay: Mon May 13, 2024 4:55 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]