Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì?

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì?

    cuuchienbinhvn
    cuuchienbinhvn
    Hạ Sĩ
    Hạ Sĩ

    Tổng số bài gửi : 129
    Join date : 01/10/2013

    Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì? Empty Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì?

    Bài gửi by cuuchienbinhvn Mon May 12, 2014 5:00 pm

    Theo ông Trần Duy Hải, chủ quyền là vấn đề thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chịu rút giàn khoan HD-981, Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình được quy định bởi luật pháp quốc tế.
    Kể từ ngày 2/5, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương -981 (gọi tắt là HD-981) di chuyển và hạ đặt trái phép vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí của giàn khoan này nằm cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.
    Đi cùng với HD-981 là hàng chục tàu dịch vụ, Kiểm ngư, Hải giám, tàu cá có vũ trang và cả 7 tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Khi gặp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tuyên truyền, vận động, đấu tranh ngăn cản, những tàu hộ tống HD-981 của Trung Quốc đã hung hăng tấn công tàu của Việt Nam bằng những lần đâm va gây thiệt hại cả về người và phương tiện.

    Hành vi và dã tâm xâm lấn lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc đã rất rõ ràng, âm mưu cướp đoạt tài nguyên Việt Nam chúng cũng không giấu diếm nhưng điều quan trọng hơn cả là thái độ ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi vẫn cố tình đưa giàn khoan vào vị trí để chuẩn bị cho hoạt động thăm dò, khảo sát.
    Dư luận trong nước rất phẫn nộ và đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược và không chịu rút giàn khoan của họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
    Ngay trong buổi họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức hôm 7/5 vừa qua, câu hỏi này đã được một số nhà báo trong nước và quốc tế đặt ra. Phóng viên của đài NHK (Nhật Bản) đặt câu hỏi: Hiện nay giàn khoan thăm dò đã khoan vào đáy biển của Việt Nam hay chưa và nếu Trung Quốc không chịu rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam thì Việt Nam sẽ có những hành động gì tiếp theo?
    Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Trần Duy Hải - Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao, nói: “Tôi khẳng định chủ quyền là vấn đề rất thiêng liêng. Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam, Việt Nam kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp. Hiện nay và sắp tới Việt Nam sẽ tích cực kiên trì trao đổi với Trung Quốc về xử lý các vấn đề tại Biển Đông. Tôi cũng một lần nữa khẳng định với các bạn rằng, để bảo về quyền và lợi ích trên Biển Đông, Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình được quy định bởi luật pháp quốc tế”.
    Thực tế đã cho thấy, kể từ khi sự việc bắt đầu xảy ra, phía Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng, trao trao đổi với phía Trung Quốc về vụ việc (trong đó có tiếp xúc giữa đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam và tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc – CNOOC).
    Riêng phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có 8 cuộc giao thiệp nghiêm túc với phía Trung Quốc tại Hà Nội và Bắc Kinh. Đáng chú ý, chiều ngày 06/5/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và trước đó ngày 04/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam, Hồ Xuân Sơn cũng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Trung Quốc, Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa của Việt Nam.
    [url=http://www.nguoiduatin.vn/%C3%94ng L%C3%AA H%E1%BA%A3i B%C3%ACnh - Ng%C6%B0%E1%BB%9Di ph%C3%A1t ng%C3%B4n B%E1%BB%99 Ngo%E1%BA%A1i giao Vi%E1%BB%87t Nam.]Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì? LeHaiBinh%20%281%29[/url]
    Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
    Cũng trong ngày 04/5/2014, đại diện Bộ Ngoại giao đã triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
    Ông Trần Duy Hải cũng cho biết thêm, trước đây Trung Quốc đã rất nhiều lần tiến hành thăm dò tại khu vực này đồng thời cũng nhiều lần thuê giàn khoan của các nhà thầu nước ngoài với dự tính khoan thăm dò, nhưng Việt Nam cũng đã kiên quyết phản đối, kể cả gặp trực tiếp các nhà thầu đó để đấu tranh nên chưa để xảy ra việc Trung Quốc tiến hành khoan thăm dò trên thềm lục địa của chúng ta. Lần này Trung Quốc quyết tâm đưa giàn khoan do chính nước này sản xuất để thực hiện mưu đồ của mình.
    Cũng tại buổi họp báo quốc tế hôm 7/5 vừa qua, khi được hỏi liệu Việt Nam có bất ngờ về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của mình hay không và sau khi thực hiện các biện pháp hòa bình mà Trung Quốc vẫn không rút thì kế hoạch hoạt động của Hải quân và kiểm ngư Việt Nam sẽ là gì?

    Ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định, Việt Nam không hề bất ngờ và việc di chuyển của giàn khoan 981 đã được phát hiện và theo dõi rất chặt từ trước đó. Nhưng theo Công ước về Luật Biển, các tàu thuyền, phương tiện nổi củ nước ngoài được quyền di chuyển trên các vùng đặc quyền kinh tế. Chỉ khi nào giàn khoan hạ đặt và tiến hành thăm dò mới vi phạm pháp luật đến nước có chủ quyền. Đây cũng chính là lý do vì sao mãi đến ngày 2/5, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam mới tiến hành các hoạt động phản đối, ngăn cản giàn khoan HD-981 của Trung Quốc khi họ chuẩn bị tiến hành định vị, thăm dò và khảo sát dầu khí trên vùng thềm lục địa của chúng ta.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng tin AP (Mỹ) rằng, tàu của Trung Quốc chủ động đâm va tàu của Việt Nam, phía Việt Nam có các hoạt động tương tự hay không? Ông Ngô Ngọc Thu tuyên bố: “Lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế và tiếp tục bám trụ. Tuy nhiên, mọi chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục, chúng tôi sẽ có các hành động tự vệ tương tự để đáp trả”.
    Tại buổi họp báo này, ông ông Trần Duy Hải - Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao cũng khẳng định với đại diện của hãng DPA (Đức) về việc liệu Việt Nam có tiến hành các vụ kiện tương tự như của Philippines để đưa Trung Quốc ra các tòa án quốc tế hay không?. Quan điểm của Việt Nam rằng việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại các cơ quan tài phán quốc tế là biện pháp hòa bình được quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Tất cả các biện pháp hòa bình đều có thể được sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là thông qua các biện pháp hòa bình, ưu tiên đàm phán thương lượng giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, tuy nhiên không loại trừ bất kỳ các biện pháp hòa bình khác.
    Theo Infonet
    cuuchienbinhvn
    cuuchienbinhvn
    Hạ Sĩ
    Hạ Sĩ

    Tổng số bài gửi : 129
    Join date : 01/10/2013

    Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì? Empty Thủ tướng đã nói lên ý chí, nguyện vọng của toàn dân

    Bài gửi by cuuchienbinhvn Mon May 12, 2014 5:03 pm

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên đại biểu Quốc hội cho rằng, nội dung liên quan đến Biển Đông mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 là đúng đắn và vô cùng cần thiết
    Hòa bình và an ninh khu vực ASEAN đang bị đe dọa
    Như PL&XH đã đưa tin, tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 diễn ra sáng 11/5 tại Thủ  đô của Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề về hòa bình và an ninh khu vực, cụ thể là những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng ở Biển Đông.
    Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì? 18a706184
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông – mối quan tâm chung của ASEAN và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng
    Cụ thể, từ ngày 1 – 5 - 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng dùng vòi phun nước cường độ cao gây hấn và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
    Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Song, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế.
    Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN tăng cường đoàn kết, khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phải đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh Việt Nam đề nghị ASEAN đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.
    Việt Nam cực lực phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc
    Trao đổi với PV báo PL&XH xung quanh diễn biến trên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV cho rằng, nội dung liên quan đến Biển Đông mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa trong hội nghị cấp cao ASEAN là đúng đắn và vô cùng cần thiết.
    Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế; Vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, đã và đang bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ.
    Những ngày qua, chúng ta vẫn đang kiên trì với những hành động rất cương quyết, để ngăn chặn những hành động khiêu khích trắng trợn của Trung Quốc.
    Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ làm gì? 7e1tuong-thuoc
    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Hành động của Thủ tướng phù hợp với nguyện vọng, ý chí của toàn dân, trong quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”
    Để giải quyết dứt điểm việc này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, không chỉ dừng lại ở cấp Bộ Ngoại giao, mà ở cấp cao hơn như cũng cần đưa vấn đề này ra quốc tế để đấu tranh, đặc biệt là khu vực ASEAN. Bởi lẽ, hành động của Trung Quốc, không chỉ xâm hại riêng đối với Việt Nam mà còn đe dọa nghiêm trọng đến quyền lợi của nhiều quốc gia khác, trong khu vực, và “đường lưỡi bò” đã thể hiện rõ ràng dã tâm của Trung Quốc. Do vậy, các quốc gia thuộc khu vực ASEAN cũng cần phải có tiếng nói chung mạnh mẽ, sát cánh cùng Việt Nam, đấu tranh đẩy lùi âm mưu của Trung Quốc.
    “Nhiều ngày qua, người dân Việt Nam, khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, kiều bào ở nước ngoài đều sôi sục xuống đường tổ chức những cuộc biểu tình phản đối những hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ quan điểm tại hội nghị ASEAN cho thấy rằng Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là một hành động đúng đắn cần thiết. Có thể nói hành động ấy phù hợp với nguyện vọng, ý chí của toàn dân, trong quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.” – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bình luận về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24.
    Theo nhận định của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, thái độ của lãnh đạo các nước ASEAN cũng đều rất đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong việc bày tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam – không thể khác, buộc Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược mà họ đang tiến hành.
    “Việc Trung Quốc gây hấn, đưa nhiều tàu quân sự vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam cho thấy ý đồ rất rõ của nước này với các vùng biển Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xâu chuỗi các sự kiện trong quá khứ xảy ra vào năm 1974, 1979, 1988 sẽ thấy rằng các hành động của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam là hoàn toàn có chủ ý tính toán, vì vậy chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng những giải pháp phù hợp nhất với tình hình hiện tại. Tôi tin rằng dư luận quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới sẽ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam, điều này được thể hiện rõ trong Luật biển 1982. Nếu Việt Nam (cũng như các nước ASEAN) không cương quyết, thì Trung Quốc sẽ ngày càng ngang ngược hơn.” – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.

      Hôm nay: Sun May 12, 2024 8:28 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]