Đoàn kết tôn giáo ở Tư Nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Đoàn kết tôn giáo ở Tư Nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

    Hoa Ban Tím
    Hoa Ban Tím
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 82
    Join date : 04/10/2013

    Đoàn kết tôn giáo ở Tư Nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh Empty Đoàn kết tôn giáo ở Tư Nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

    Bài gửi by Hoa Ban Tím Thu Nov 28, 2013 2:31 pm

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng ấy đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc "chia để trị" của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo vào đường lối đổi mới của Đảng.
             Năm 1955, phát biểu tại Hội nghị Mặt trận Liên Việt, Người đã khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ”.
              Đoàn kết tôn giáo ở Tư Nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh Img_798Ở Tư Nghĩa, có khoảng hơn 60 cơ sở thờ tự của 5 tôn giáo: Phật giáo; Thiên chúa giáo; Tin lành (gồm Tin lành Việt Nam (miền Nam), Tin lành truyền giáo cơ đốc, Tin lành Páp tít Việt Nam, Tin lành Mennonite và Tin lành Liên hiệp truyền giáo); Cao đài (gồm Cao đài truyền giáo, Cao đài Tây Ninh, Cao đài Bến Tre); Baha’i với hơn 6500 tín đồ, đạo hữu. Do đó, huyện Tư Nghĩa đã vận dụng tương đối tốt tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện chính sách đoàn kết các tôn giáo ấy.
              Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo được thể hiện qua một số nội dung sau đây:
              Thứ nhất, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc. Tất cả các dân tộc ở Tư Nghĩa nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung đều có chung một cội nguồn dân tộc “con Rồng, cháu Tiên”. Trải qua quá trình lịch sử của dân tộc, ta thấy lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Để rồi từ đó, Người đã nói: “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước”. Truyền thống đó được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa nhu cầu và lợi ích. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nhận định: Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bước sang năm thứ tư. Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của giặc Pháp mạnh hơn ta. Thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân và sự hăng hái tham gia kháng chiến của mọi người, giáo cũng như lương”. Và thời gian với bao minh chứng của nó lại giúp ta nhìn nhận một cách sâu sắc và toàn diện về đoàn kết qua bài học kinh nghiệm của Người: “Sử ta đã dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước người xâm lấn”Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng Tổ quốc, phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo”.
              Thứ hai, đoàn kết tôn giáo trên cơ sở kết hợp với các lợi ích chung của mọi người dân. Muốn thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các tôn giáo phải kết hợp giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó có bộ phận quan trọng là đồng bào có tôn giáo. Người đã tìm ra nền tảng tư tưởng cho đoàn kết toàn dân tộc, đó là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, tháng 01/1946, Người đã viết bài đăng trên báo Cứu quốc và nhấn mạnh rằng: “Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã”. Ngày 13/9/1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã có cuộc họp với đại biểu của các tôn giáo tại thủ đô Hà Nội và nói: “Dân tộc được giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc”.
              Thứ ba, có thái độ ứng xử linh hoạt, tế nhị và vô cùng mềm dẻo với các chức sức tôn giáo; quan tâm đến đời sống của tín đồ. Điều đó được Người thể hiện cụ thể trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ nhân dịp lễ Nô-en: “Nhân dịp lễ Nô-en, tôi kính chúc Cụ mọi sự lành để phụng sự Đức Chúa và để lãnh đạo đồng bào Công giáo tham gia kháng chiến, đặng tranh lại thống nhất và độc lập cho Tổ quốc” và thư gởi đến Phật giáo nhân ngày Phật đản sanh: “Các vị tăng ni và các tín đồ thân mến. Nhân dịp lễ Đức Phật Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi đến các vị tăng ni và đồng bào tín đồ lời chào đại hoà hợp”. Bên cạnh đó, đối với các tín đồ thì Người không chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh mà còn quan tâm đến đời sống hằng ngày của họ nên Người nói: “giáo dân không thể chịu đói, chịu rét đi lễ nhà thờ, do vậy phải chăm lo cho họ “phần xác” no ấm, “phần hồn” vui vẻ; các cơ sở thờ tự của các tôn giáo như đình chùa, miếu mạo, thánh thất, nhà thờ phải được tu sửa, bảo vệ”.
    Thứ tư, Người chỉ ra giá trị nhân văn của các tôn giáo. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, Người đã khái quát một cách đúng đắn giá trị đó, rằng các tôn giáo ở Việt Nam dù là nội sinh hay ngoại sinh, đều chứa đựng trong giáo lý của mình những lời khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. Bằng những lời văn giản dị mà chân thành, sâu lắng, có sức thuyết phục, lay chuyển lòng người, Người viết:
     “Chúa Giê-su dạy: đạo đức là bác ái,
      Phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi,
               Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa.”
              Tóm lại, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo luôn được Người coi trọng. Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Người đã ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước hãy đoàn kết: “ Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta thật thà cộng tác, vì dân, vì nướcmà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”. Trên báo Cứu quốc ngày 14 và 15/01/1946, Người chỉ rõ: “Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nên nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập dân tộc của nước nhà. Nhiệm vụ của toàn thể chúng ta là phải giữ vững nền độc lập. Trong Công giáo có câu “Tam vị nhất thế”, nhà Phật có câu “Vạn chúng nhất linh” nên chúng ta phải hi sinh cho nhân loại và chúng sinh”. Tư tưởng ấy của Người được Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định trong các chính sách về tôn giáo: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo...”  
     

      Hôm nay: Tue May 14, 2024 7:28 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]