Tiến sĩ “áo ba lỗ”

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Tiến sĩ “áo ba lỗ”

    ngocthuong
    ngocthuong
    Học viên
    Học viên

    Tổng số bài gửi : 2
    Join date : 15/01/2014

    Tiến sĩ “áo ba lỗ”  Empty Tiến sĩ “áo ba lỗ”

    Bài gửi by ngocthuong Wed Jan 15, 2014 10:26 am

    QĐND Online - Ngày Đoàn công tác lên thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát B (đảo Đá Lát, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), tất cả mọi người đều cảm kích và ấn tượng trước một câu chuyện xúc động. Đó là việc một thành viên trong đoàn công tác từ đất liền người ướt sũng, chỉ mặc chiếc áo ba lỗ, nhưng vẫn vô tư đứng trước gió lớn, cất cao giọng hát, thể hiện ca khúc “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Hình Phước Long tặng cán bộ, chiến sĩ nơi đây.
    Đã bước qua tuổi 55, nhưng giọng người đàn ông vẫn ấm áp, dễ đi vào lòng người. Quá trình thể hiện ca khúc, anh đưa ánh mắt thân thương hướng về các chiến sĩ trẻ: “Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thân yêu, chỉ có loài chim biển”...
    Tiến sĩ “áo ba lỗ”  30122013vietcuong41102140284
    TS Lê Xuân Huy thể hiện ca khúc “Gần lắm Trường Sa” tặng cán bộ, chiến sĩ điểm Đảo Đá Tây B
     
    Khi nhận “món quà đặc biệt” của “vị khách” đặc biệt, đằng sau tiếng vỗ tay không ngớt là những đôi mắt ngân ngấn đỏ. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo đều thấu hiểu mùa này biển động, lại có mưa to, chắc chắn anh Huy và các thành viên trong đoàn công tác đều bị ướt và đang rất lạnh, thế nhưng mọi người đã “quên đi” cái lạnh tê buốt kia để mang đến cho đảo sự ấm áp của đất liền. Bởi thế, sau lời ca của anh Huy, Thượng úy Bùi Duy Việt Đảo trưởng Đảo Đá Tây B xúc động tỏ lòng cảm ơn “ca sĩ”, đồng thời yêu cầu người vừa thể hiện ca khúc giới thiệu về mình.
    Sau lời giới thiệu, tôi mới biết, anh là Tiến sĩ Lê Xuân Huy, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hải Dương. Thì ra anh có học vị và cương vị công tác cao đến vậy. Suốt cuộc hành trình, chúng tôi cùng ăn, cùng ngủ, cùng hàn huyên trò chuyện thế mà cũng chỉ biết anh có cái biệt danh “Huy... đập nát”. Anh bao giờ cũng dung dị, mộc mạc, gần gũi, vui tính nhưng chưa một lần mở lời nói đầy đủ về mình. Ấy vậy mà khi đứng trước cán bộ, chiến sĩ Trường Sa tự anh đã giới thiệu về bản thân bằng những câu từ run run đầy cảm xúc. Anh nói về tình cảm của anh dành cho biển đảo và những cán bộ, chiến sĩ nơi tiền tiêu Tổ quốc; anh nói về những ước mơ cháy bỏng vì một Trường Sa của ngày mai vững vàng và giàu mạnh nơi đầu sóng...
    Khi rời đảo Đá Tây B trở về Tàu HQ 571, vẫn “bộ dạng” cũ với chiếc áo ba lỗ, chiếc quần cọc dung dị, anh Huy lại hòa vào cánh báo chí, phóng viên với những câu chuyện hài hước hay tranh luận những vấn đề liên quan đến kiến thức về biển đảo. Bấy giờ, khi đã hiểu và có thiện cảm với anh, tôi mới mở lời hàn huyên về đời tư và cuộc sống. Anh trải lòng, anh ra Trường Sa lần này là để được thấy, được hiểu về mảnh đất Tổ quốc hướng mặt trời mọc. Hơn nữa, là một báo cáo viên cao cấp chuyên về biển, đảo, anh cần những trải nghiệm và thực tiễn để bổ sung cho mỗi bài giảng được sinh động, thuyết phục hơn... Nghe anh tâm sự, tôi mới hiểu vì sao suốt cuộc hành trình anh luôn “tỉnh táo”,  dõi mắt ra phía cánh cửa tàu để nhìn biển, nhìn những con sóng cấp 8 choàng lên cả boong tàu. Tôi cũng hiểu vì sao mỗi khi có xuồng hạ thủy, trước những cơn thịnh nộ của biển, anh vẫn xung phong ra với các điểm đảo...
    Sau mấy ngày chuyển hàng, quà Tết vào các đảo thuộc đảo Đá Tây, tàu HQ571 tiếp tục hải trình, đó cũng là lúc mọi người “trở lại” với những cơn say sóng chóng chánh. Đêm muộn, tôi “nửa tỉnh nửa mê”, vẫn thấy anh Huy với chiếc áo ba lỗ, ngồi tĩnh lặng, dõi mắt nhìn ra phía những con sóng...
    Bài, ảnh: TẤN TUÂN

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 3:41 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]