Lê Thánh Tông và hình luật

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Lê Thánh Tông và hình luật

    namvinh789
    namvinh789
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 14
    Join date : 20/01/2014

     Lê Thánh Tông và hình luật  Empty Lê Thánh Tông và hình luật

    Bài gửi by namvinh789 Wed Apr 02, 2014 3:58 pm

    [color:505c=red>Tử Tù</font>]Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

    Tuy không còn Hình thư đời Thái tổ, Thái tông, Nhân tông để đối chiếu, nhưng bằng phương pháp gián tiếp, chúng ta có thể biết luật Hồng Đức kế thừa như thế nào luật Thuận Thiên(2).



    Ví dụ : Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép việc đời Lê Thái tông : “Có bảy tên can tội tái phạm ăn trộm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật đáng xử trảm. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi thừa chỉ Nguyễn Trãi, Trãi trả lời: “Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa, cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người sợ không phải việc đức tốt. Kinh Thư có câu: “Yên chỗ lòng nên dừng của ngươi” (An nhữ chỉ). Sách Truyện có câu: “Giết chỗ nên dừng rồi sau lòng mới định” (Tri chỉ nhi hậu hữu định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ “chỉ” để bệ hạ nghe: chỉ nghĩa là yên chỗ đáng dừng, như trong cung là chỗ bệ hạ yên dừng, hoặc khi ngự ra chỗ khác thì không thể ở yên mãi được, lại phải trở về trong cung, thì mới yên chỗ dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, nhưng không thể lâu được. Xin bệ hạ lưu tâm câu nói của thần”. Bấy giờ các ông Lê Sát, Lê Ngân nói: “Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hoá kẻ ác thành người thiện, hãy giao những kẻ ăn trộm ấy nhờ ông cảm hoá cho”. Bèn bảo Nguyễn Trãi nhận những tù nhân ít tuổi ấy. Nguyễn Trãi nói: “Những kẻ ấy là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp luật của triều đình còn không thể trừng giới được, huống chi bọn chúng tôi ít đức, cảm hoá thế nào được”. Lâu sau phán chém hai tên, còn 5 tên xử lưu”.


    Câu chuyện trên cho chúng ta thấy theo luật Lê sơ rất nghiêm đối với tội ăn trộm. Lần đầu trừng phạt để răn đe, tái phạm mà không giáo hoá được thì phải xử chém và không kể nhiều tuổi hay ít tuổi. Ở chương “đạo tặc gian dâm” của hình luật Hồng Đức có điều “ăn trộm, ăn cướp xử lưu viễn châu’’...“Kẻ trộm tái phạm thì xử chém”. Luật Hồng Đức cũng không phân biệt tuổi thành niên hay vị thành niên. Như vậy, về tội ăn trộm thường, luật Hồng Đức đã kế thừa luật Thuận Thiên.

    Chỗ mới của Luật Hồng Đức là thêm điều luật giao buộc trách nhiệm cha mẹ đối với con cái: “Con cái ở với cha mẹ mà đi ăn trộm thì cha mẹ bị xử biếm, đi ăn cướp thì cha mẹ bị xử đồ. Việc nặng hơn nữa thì xử thêm bậc (xử gia). Đều phải đền thay tang vật. Nếu con đã ở riêng, cha mẹ cũng bị xử phạt biếm. Nếu đã trình quan mà còn để con ở nhà (không đem lên nộp quan) thì kể như chưa trình”... Nêu cao trách nhiệm cha mẹ đối với con cái để không phạm tội, nếu trót lỡ phạm tội thì không tái phạm là nét tiến bộ của luật Hồng Đức.
    namvinh789
    namvinh789
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 14
    Join date : 20/01/2014

     Lê Thánh Tông và hình luật  Empty Re: Lê Thánh Tông và hình luật

    Bài gửi by namvinh789 Wed Apr 02, 2014 3:59 pm

    [color:841a=red>Tử Tù</font>][color:841a=red>Tử Tù</font>]Các gián quan nhiệm vụ một phần là khuyên can vua, một phần khác quan trọng hơn là kiểm soát các quan khác.

    Luật Hồng Đức không phải quy định là cứ ăn trộm là bị xử trảm mà là tùy thuộc vào hành vi trộm cắp đó gây thiệt hại như thế nào. Ví dụ:


    Điều 435: “Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta hay giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của thì cũng đều phải tội như ăn trộm thường, mà giảm một bậc, lột lấy quần áo và đồ vật của trẻ con, người điên, người say thì phải tội đồ[9] và phải bồi thường gấp đôi”.
    [color:841a=red>Tử Tù</font>][color:841a=red>Tử Tù</font>]Còn ở trường hợp này


    Sách Đại Việt thông sử (trang 133) cho biết, cô thôn nữ ấy người họ Nguyễn, sau dần được sách phong đến hàng Quý phi, sử cũ vì thế mà thường gọi bà là Nguyễn Quý Phi. Trong số những người con do bà sinh hạ, có Triệu Vương Thoan, đó chính là Hoàng tử thứ 13 của vua Lê Thánh Tông. Triệu vương Thoan là người khí khái và can đảm. Cũng sách Đại Việt thông sử (trang 151) chép rằng :
    “Có người ở quê mẹ ông tới kinh làm việc, đi đến ngoài cửa Đại Hưng, một viên tiểu hoàng môn vừa đi đến, thấy người ấy áo quần lam lũ, lại tranh đường, bèn hỏi rằng: "Mày ở đâu?". Người ấy đáp: "Ở Thuận Hóa". Viên hoàng môn ấy mắng rằng : "Loại sâu bọ này lại dám vô lễ à ?". Lúc ấy Vương từ chỗ cửa cung cấm đi ra, nghe thấy thế, chợt nổi cơn giận, lấy gậy đánh chết viên ấy. Rồi ông đi tắt vào tâu Vua rằng : "Tôi là con của Thiên tử, mẹ tôi là người Thuận Hóa. (Phủ Triệu Phong thuộc về Thuận Hóa - NKT). Viên tiểu hoàng môn nói phạm đến tôi, tôi không nén được cơn giận, trót đã giết mất nó rồi. Như thế là đã mắc tội tự tiện giết người, xin nạp tiền riêng để đền mạng nó". Nhà vua thương hại tấm lòng của ông, lại cho là có nghĩa khí, cuối cùng không bắt tội".
    [color:841a=red>Tử Tù</font>][color:841a=red>Tử Tù</font>]thì vua cũng không làm trái luật vì theo Điều 29 cho phép dùng tiền đền mạng tùy thuộc phẩm trật của người bị chết theo mức như sau:


    1. Nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan
    2. Nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan
    3. Tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan
    4. Tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan
    5. Ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan
    6. Lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan
    7. Thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan,
    8. Bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan
    9. Thứ dân trở xuống 150 quan
    [color:841a=red>Tử Tù</font>][color:841a=red>Tử Tù</font>]Theo luật tất cả các tội trừ Thập ác đều có thể dùng tiền để chuộc tội. Thập ác bao gồm 10 tội:


    1. Mưu phản là các tội xâm phạm đến an ninh tổ quốc, đến vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.
    2. Mưu đại nghịch là các tội chống lại tính mạng, tài sản nhà vua.
    3. Mưu chống đối là các tội làm gián điệp hoặc cấu kết với nước ngoài chống lại tổ quốc.
    4. ác nghịch là các tội đánh giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em ruột thịt...
    5. Bất đạo là các tội thể hiện tính đặc biệt man rợ, tàn ác như giết 3 người trở lên một lúc, giết xong rồi lại chặt nạn nhân thành từng mảnh, dùng thuốc độc giết người.
    6. Đại bất kính là các tội ăn trộm đồ thờ cúng trong lăng miếu của nhà vua, làm giả ấn tín nhà vua, bất cẩn trong việc chăm nom thuốc thang, ăn uống và phục dịch các nhu cầu khác của nhà vua.
    7. Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi.
    8. Bất mục là giết hoặc đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang từ 3 tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng.
    9. Bất nghĩa là tội giết các quan chức trong hạt, học trò giết thầy học, chồng chết mà không cử ai (để tang - chú thích của tác giả) mà lại vui chơi, ăn mặc như thường.
    10. Nổi loạn là các tội loạn luân.

      Hôm nay: Mon May 20, 2024 5:56 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]