Không được sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Không được sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền

    quangtao
    quangtao
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 37
    Join date : 04/11/2013

    Không được sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền  Empty Không được sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền

    Bài gửi by quangtao Sat Jun 28, 2014 6:23 pm

    QĐND - Bên lề cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) đặc biệt diễn ra ở Hà Nội ngày 27-6, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM Việt Nam, đã có cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí.
    - Việt Nam có chủ động nêu những thách thức đang ảnh hưởng đến hòa bình ở khu vực với vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển  Việt Nam tại cuộc họp không, thưa ông?
    Không được sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền  24062014mthang78222141913
    Thứ trưởng Phạm Quang Vinh. Ảnh: Ngọc Hà
    - Trong dịp này, Việt Nam có chia sẻ về tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như đưa rất nhiều tàu hộ tống, bảo vệ, liên tục gây ra những hành động gây hấn, đâm va tàu Việt Nam. Phân tích ở góc độ khu vực, thứ nhất, việc này thực sự đã ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực; thứ hai, việc sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của một nước là trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế; thứ ba, việc đưa những giàn khoan, tàu hộ tống vào hoạt động ở vùng thềm lục địa quốc gia khác  mà không được phép là trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; thứ tư, việc Trung Quốc chủ động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia khác đã làm phức tạp thêm tình hình, trái với quy định không làm phức tạp thêm tình hình của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký  với ASEAN.
    - Thưa Thứ trưởng, cuộc gặp đặc biệt diễn ra trong thời điểm mà căng thẳng Biển Đông đang leo thang, đặc biệt với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển của Việt Nam cũng như gần đây Trung Quốc đưa bốn giàn khoan khác vào Biển Đông. Phản ứng của các nước về vấn đề này như nào? Liệu ASEAN sẽ tìm được tiếng nói chung cũng như thể hiện vai trò trung tâm ra sao đối với nguy cơ Trung Quốc có thể hạ đặt giàn khoan vào những vùng biển các quốc gia khác chứ không chỉ riêng Việt Nam?
    - Trước hết, chúng ta thấy ASEAN phải xử lý những vấn đề này từ góc độ khu vực. Từ góc độ khu vực như tôi đã nói là có nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, bảo đảm thực hiện nghiêm túc luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và thỏa thuận khu vực, mà ở đây cụ thể là DOC.
    Xem xét dưới góc độ đó thì có phản ứng ngắn hạn và phản ứng dài hạn. Về phản ứng ngắn hạn, khi sự việc xảy ra, ASEAN đã lập tức bày tỏ quan ngại tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Nây Pi Đô với nhiều văn kiện.
    Về dài hạn là tìm cách để thực thi hiệu quả nhất những cơ chế  khu vực này đã có. Ví dụ trong tuyên bố DOC có 10 đoạn, 10 quy định, nhưng lại để thiếu cái lớn nhất là cơ chế bảo đảm thực hiện những quy định này. Chắc chắn đây sẽ là một nội dung ASEAN phải tiếp tục bàn rồi thảo luận với Trung Quốc. Vậy Bộ quy tắc ứng xử (COC) trong tương lai sẽ ra sao?  COC phải dựa trên và phát huy được nguyên tắc tích cực đã có trong DOC, nhưng nó phải bổ khuyết những gì mà DOC còn khiếm khuyết. DOC là tuyên bố chính trị. Vậy người ta cần một bộ quy tắc có giá trị ràng buộc, mà tốt nhất ràng buộc pháp lý.
    Khu vực cũng cần có cơ chế ngăn ngừa những sự cố, rủi ro xảy ra. Khi những sự cố và rủi ro xảy ra thì cần có phương thức quản lý, không để bùng nổ thành xung đột.
    Tất cả vấn đề này ASEAN đang bàn trong nội bộ và cơ bản đã thống nhất và sắp tới sẽ thảo luận với Trung Quốc.
    - Để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, nhất định phải có sự đoàn kết. Thứ trưởng đánh giá thế nào về tính đoàn kết của ASEAN, nhất là khi đứng trước các sự cố đặc biệt như là tranh chấp chủ quyền?
    - 10 nước ASEAN có chung mục tiêu là thống nhất với nhau trên một số nguyên tắc, thế nhưng không phải vấn đề nào thì lợi ích quốc gia của các nước thành viên cũng song trùng. Cho nên trên bất cứ vấn đề nào cũng có điểm chung và điểm khác biệt.
    Trên thực tế nếu muốn đúng phương cách ASEAN, tăng cường đồng thuận, thì tham vấn phải nhiều hơn. Chỉ có tham vấn thì các nước mới hiểu được nhau, mới hiểu được khía cạnh đây là vấn đề thuộc quan tâm chung, mới thấy được rằng có lợi ích chung riêng mà phải kết hợp lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực. Cuối cùng chỉ có thông qua tham vấn, đứng trên cương vị, lập trường chung của ASEAN thì không ngại cấn cá với một nước lớn nào. 
    Liên quan khi có sự việc cụ thể như Biển Đông, để ra được một tuyên bố trước hết phải thấy rõ tuyên bố về vấn đề gì, tham vấn ra sao để bảo đảm được đoàn kết. Tuyên bố của các ngoại trưởng ASEAN ngày 10-5, theo tôi, đã đánh dấu một sự thể hiện rất trách nhiệm vai trò trung tâm của ASEAN trước một sự việc rất phức tạp.
    HÀ NGỌC (ghi)

      Hôm nay: Wed May 15, 2024 12:01 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]