Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014)

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014)

    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014) Empty Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014)

    Bài gửi by Vincent9x Fri Jan 10, 2014 4:24 pm

    (Cadn.com.vn) - Hàng trăm người con quê hương Hòa Vang (Đà Nẵng) ở thời điểm cuối thập kỷ 70 chưa tròn đôi mươi nhưng đã kịp có mặt trong đoàn quân tình nguyện. 35 năm trôi qua, có thể họ chẳng còn nhớ chính xác các địa danh, phiên hiệu chiến dịch, quê quán đồng đội... song, những năm tháng khắc nghiệt, gian khổ tại Mặt trận biên giới Tây - Nam thì họ không thể nào quên...

    Ông Đinh Ngọc Mai (xã Hòa Khương) nhớ lại, khác hẳn với mọi năm, đơn vị của ông tổ chức liên hoan Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1978) sớm hơn 1 ngày. Dù không ai nói ra nhưng mọi người đều linh cảm nhiệm vụ ngày mai sẽ rất nặng nề. Giữa vùng đất hoang vu Moldunkiri, món thịt lợn từ Đức Cơ (Gia Lai) chở sang đã giúp ông và đồng đội có thêm một bữa “tươi” ngay tại mặt trận tiền phương. Mặc cho tiếng pháo địch nổ, đất bay rào rào trên miệng hầm, hắt bụi vào mâm cỗ nhưng không đủ sức phá hỏng kế hoạch mừng “sinh nhật” của người lính các ông...

    Còn trong ký ức của ông Trần Tích (xã Hòa Nhơn), rạng sáng 22-12, mọi kế hoạch của đại đội ông đánh chiếm 2 mục tiêu “Tuyến bờ đê”, “Ngã ba đường cụt” dọc tuyến QL13 thuộc tỉnh Svay Rieng đã được hoàn tất. Sau khi đạn pháo của các đơn vị phối hợp khai hỏa, các mục tiêu khói mù mịt, khét lẹt, từng sóng người áo xanh vượt lên chiếm lĩnh trận địa địch - đó là những diễn biến hướng tiến công của đơn vị ông tham gia mở màn cho Chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Trưa 7-1-1979, thủ đô Phnom Phenh giải phóng, các đơn vị bộ đội đang trên đường hành quân đều nhận được lệnh dừng quân. Mọi phương tiện phục vụ chiến đấu được ưu tiên điều động lên phía trước giúp lực lượng nổi dậy của bạn đưa người dân từ các trại tập trung trở về quê hương.

    Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014) H12a
    Bộ đội tình nguyện Việt Nam tham gia giải phóng đất nước Campuchia (ảnh tư liệu).

    Để có 17 ngày đêm “thần tốc” đó, đơn vị ông Tích đã phải trải qua bao gian khổ. Cuối mùa mưa năm 1977, đơn vị ông rút quân khỏi địa bàn Kratié trở lại nơi đóng quân ban đầu Đắc Lắc để củng cố lực lượng. Thời gian cư trú không lâu nhưng quả thật khó khăn rất nhiều, cơ ngơi doanh trại cũ đã bị đám tàn quân FULRO thiêu cháy. Cứ thế, ngày vào rừng cắt tranh, đốn nứa dựng nhà, đêm về chong đèn “nghiên cứu” tài liệu phục vụ chuyên môn. Đầu mùa khô năm 1978, đơn vị ông Tích rời khu rừng ẩm thấp, hành quân xuôi miền Nam. Vượt sông Vàm Cỏ Đông rồi dừng quân ở huyện biên giới Bến Sỏi (Tây Ninh).

    “Tại đây, chúng tôi nghe nhiều câu chuyện thương tâm, bọn Pôn Pốt thường xuyên xâm nhập thảm sát dân mình. Đêm về, từ những ngôi nhà bỏ hoang, chúng tôi quan sát làng mạc không một ánh đèn, người dân lục đục dưới hầm để tránh đạn pháo của địch bắn sang”, ông Tích xót xa kể lại. Cũng trong tâm trạng đó, đã bao nhiêu năm qua nhưng thương binh Nguyễn Văn Dũng (xã Hòa Phong) vẫn không sao quên được những năm tháng trong cuộc đời quân ngũ của mình. Bao nỗi tiếc thương ông đều hướng về Ratanakiri để tưởng nhớ các đồng đội tiếp tục hy sinh khi làm nhiệm vụ truy quét tàn binh, giúp nhân dân bạn dựng lại nhà, sản xuất, ổn định cuộc sống ở Ban Lung, Stung Treng...

    Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (7-1-1979 – 7-1-2014) H12d
    Các cựu binh chiến đấu ở Mặt trận biên giới Tây - Nam trong ngày gặp mặt.

    Chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, những người lính với tất cả nhiệt huyết tuổi thanh xuân ngày nào, giờ cũng đã lên chức “ông”. Thế nhưng, tình cảm đồng đội trong họ vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Họ sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, động viên nhau vượt qua những khó khăn hiện tại. Cứ mỗi dịp gặp mặt là họ luôn ôn lại những kỷ niệm của một thời hào hùng, những trận đánh làm cho kẻ thù phải khiếp sợ; bồi hồi xúc động mỗi khi nhắc đến những đồng đội đã nằm xuống, để đất nước bạn có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay...

    “Ngày ấy và bây giờ, chúng tôi người còn người mất, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Song, có một điều vô cùng thiêng liêng mà chúng tôi luôn trân trọng, giữ gìn đó là niềm kiêu hãnh của người lính Cụ Hồ. Chúng tôi còn ngồi được với nhau, tìm đến nhau không chỉ tình đồng chí, đồng đội mà còn vì điểm chung ấy. Qua bao cuộc hội ngộ, cái cốt lõi mà chúng tôi đã cảm nhận được là không bao giờ đánh mất quá khứ hào hùng của mình”, ông Mai khẳng định.

    An Dương

      Hôm nay: Sun May 12, 2024 4:56 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]