Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng

    Mr.Bean
    Mr.Bean
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 24
    Join date : 31/10/2013

    Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng Empty Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng

    Bài gửi by Mr.Bean Tue Jan 14, 2014 3:58 pm

    Những ngày đầu tháng 10 này, thu Hà Nội buồn mênh mang, mọi nẻo về đều hướng về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu. Cách nơi đó gần ngàn ki lô mét, hàng triệu đồng bào, chiến sĩ, cựu chiến binh của TP Đà Nẵng cũng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người chỉ huy huyền thoại; dẫu biết rằng sinh, tử là lẽ thường tình…
    Những con người từng trải qua bom đạn chiến tranh thấu hiểu hơn ai hết giá trị của những phút giây yên bình hôm nay. Và cũng chính họ là người hiểu nhất về tầm vóc, tài năng quân sự cũng như đức nhân văn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Đại tá Ngô Đức Lô nguyên là Tư lệnh vùng 3 Hải quân, là người có mặt trong thành phần Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng Hải quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông đưa tay lên bóp trán, khuôn mặt trầm mặc lại, đôi mắt chùng xuống, sau một lát trấn tĩnh, ông mới nói trong xúc động: “Trong tâm trí những người lính thế hệ chúng tôi, Đại tướng luôn như một vì sao sáng dẫn đường, tuy không gặp nhưng vô cũng gần gũi.
    Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng 26.jpg
    Trung tá Thái Văn Sáu nhớ về 3 lần được gặp Đại tướng.
    Khi biết thông tin về sự ra đi của Đại tướng qua các phương tiện truyền thông, báo chí, tôi như không tin điều đó là thật, mặc dù biết Đại tướng đã 103 tuổi và 4 năm nằm trên giường bệnh. Là một người con của quê hương Lệ Thủy, là một người lính, tôi vô cùng đau xót khi biết tin người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đã về với Bác.
    Quân đội chúng ta lớn mạnh như ngày hôm nay, công lao to lớn ấy thuộc về Đại tướng. Tài năng quân sự, cái đức, cái tâm của Đại tướng sẽ luôn được chiến sĩ, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế nhớ về.”
    Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, Trung tá Thái Văn Sáu (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) không khỏi bàng hoàng. Tuy biết rằng sức khỏe của Đại tướng lâu nay không được tốt, nhưng ông không nghĩ là ngày ấy lại đến nhanh như vậy. Từng mảnh ghép ký ức ùa về trong tâm trí, ông chia sẻ với chúng tôi về 3 lần vinh dự được gặp người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghẹn ngào.
    Lần thứ nhất ông vinh dự được gặp Đại tướng là năm 1959, khi quân đội ta đang giúp các bạn Lào đánh thổ phỉ ở cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi cùng Đại tướng Chu Huy Mân đến thăm anh em chiến sĩ. Lúc đó để bảo đảm bí mật, ông cải trang như một người Lào, mặc bộ đồ Lào, chân mang dép cao su.
    Ông vẫn nhớ như in những lời dặn dò của Đại tướng với an hem chiến sĩ : “Các đồng chí hãy luôn nhớ mình là bộ đội Việt Nam, đại diện cho nhân dân Việt Nam chiến đấu để giúp nhân dân Lào anh em. Bởi vậy, dù gian khổ, dù phải hy sinh cũng không nề hà hay lùi bước”.
    Lần thứ hai được gặp Đại tướng là vào năm 1961, khi đó Trung tá Thái Văn Sáu đang tham gia huấn luyện trong đơn vị bộ đội đặc công, đóng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Sau thời gian tập luyện gian khổ, chỉ còn 2 ngày nữa là chuẩn bị lên đường vào Nam chiến đấu thì đợn vị ông được Đại tướng đến thăm. Khi gặp mặt 67 anh em trong đơn vị, Đại tướng chợt hỏi lớn: “Ai nhất trí về Nam chiến đấu?”. Toàn bộ đơn vị đều giơ tay lên, như một sự quyết tâm hy sinh vì đất nước.
    Sau ngày giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm Đà Nẵng. Gặp ông Sáu, Đại tướng cười bảo: “Tôi đã gặp đồng chí lần thứ 3 rồi phải không?”. Nói đến đây, những giọt nước mắt từ đôi mắt mờ đục của người CCB 78 tuổi không kìm lại được, lặng lẽ rơi trên khuôn mặt lô xô vết thời gian. “Trong cuộc đời Đại tướng đã gặp biết bao nhiêu người mà ông vẫn nhớ tôi – một người lính bình thường. Ân cần thăm hỏi sức khỏe của anh em chiến sĩ và dạy bảo những điều vô cùng thầm thía :“Dù ở cương vị nào cũng phải nhớ mình là công dân nước Việt Nam, góp sức để xây dựng CHXH”.
    Ông Đoàn Hồng Chương, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, người từng 2 lần vinh dự được gặp người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam nghẹn ngào: “Năm 1965 tôi được gặp Đại tướng lần đầu tiên. Khi ấy tôi đang là học viên năm thứ 2 của trường Công an nhân dân vũ trang tại Sơn Tây, Hà Tây (PV – Tiền thân của Học viện Biên Phòng ngày nay). Lúc ấy, tôi không nghĩ Tổng tư lệnh lại là một người có tác phong gần gũi như người trong gia đình như thế. Lần thứ 2 tôi vinh dự được gặp ông là năm 1968, ngay trước khi lên đường vào Nam tăng cường cho chiến dịch Tết Mậu Thân. Ông bắt tay từng người lính, căn dặn về bản lĩnh chiến sĩ, về tinh thần Cách mạng, về niềm tin vào ngày thắng lợi toàn diện.
    Đại tướng trong ký ức những cựu chiến binh Đà Nẵng 39.jpg
    Ông Đoàn Hồng Chương, Phó Chủ tịch Hội CCB TP Đà Nẵng: Dân tộc mất đi một người con ưu tú, Quân đội mất đi nguời Anh Cả thân thương, thế hệ trẻ mất đi một biểu tượng về lòng yêu nước.
    Trước sự ra đi của Đại tướng, ông Đoàn Hồng Chương buồn bã bày tỏ lòng tiếc thương với vị Tổng tư lệnh huyền thoại của dân tộc : “Dù biết ngày này rồi cũng sẽ đến, nhưng tôi không nghĩ là đến nhanh như vậy. Dân tộc mất đi một người con ưu tú, Quân đội mất đi nguời Anh Cả thân thương, thế hệ trẻ mất đi một biểu tượng về lòng yêu nước, đức khiêm nhường để học tập… Đây là sự mất mát lớn lao của Tổ quốc, của nhân dân. Ngàn lần cảm ơn về những hy sinh, những cống hiến của ông cho dân tộc, cho đất nước”
                                                                                                                Hà Anh

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 9:01 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]