TÌNH LÁNG GIỀNG NƠI BIÊN GIỚI

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    TÌNH LÁNG GIỀNG NƠI BIÊN GIỚI

    cuuchienbinhvn
    cuuchienbinhvn
    Hạ Sĩ
    Hạ Sĩ

    Tổng số bài gửi : 129
    Join date : 01/10/2013

     TÌNH LÁNG GIỀNG NƠI BIÊN GIỚI  Empty TÌNH LÁNG GIỀNG NƠI BIÊN GIỚI

    Bài gửi by cuuchienbinhvn Tue Oct 01, 2013 8:40 pm

    QĐND - Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp có hơn 200km đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạn Cam-pu-chia. Hiện nay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh này đang tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai kế hoạch kết nghĩa giữa cụm dân cư hai bên biên giới. Riêng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với tỉnh Kampot, Cam-pu-chia tổ chức kết nghĩa cho hai cụm dân cư ở huyện Giang Thành và thị xã Hà Tiên với hai phum của huyện Kompong Tach (tỉnh Kampot); dự kiến trong năm 2013, sẽ có 4 điểm kết nghĩa tiếp theo được tổ chức.
     TÌNH LÁNG GIỀNG NƠI BIÊN GIỚI  7680526720130930195238765
    Ảnh minh họa/qdnd.vn
    [font]
    Theo nội dung thỏa thuận, hai bên kết nghĩa tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính như: Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt Hiệp định về quy chế biên giới; phối hợp giải quyết những vụ việc nảy sinh liên quan đến các lĩnh vực kinh tế- văn hóa-xã hội; giúp nhau phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả thiên tai; cùng nhau bảo vệ đường biên, cột mốc, tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của mỗi bên…
    Tại các địa phương có đường biên giới đi qua, việc tổ chức kết nghĩa tuy còn khá mới mẻ nhưng thật sự đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Bởi trên tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc, người dân sống ven biên của hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia có mối quan hệ láng giềng mật thiết, sâu nặng từ rất lâu. Do điều kiện địa lý thuận lợi, nên họ thường xuyên qua lại trao đổi kinh nghiệm sản xuất, mua bán hàng hóa, thậm chí nhiều gia đình còn kết nghĩa thông gia với nhau.
    Có thể nói, việc tổ chức kết nghĩa và tôn trọng các nội dung thỏa thuận đã nâng mối quan hệ giữa người dân bên biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia lên một bước mới. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động tích cực của chính quyền hai bên, người dân ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Hiện tượng xâm canh, xâm cư dọc tuyến biên giới không còn tái diễn; những vụ việc xích mích nhỏ trong quan hệ hằng ngày của những người “hàng xóm” với nhau giờ đã được người dân tự dàn xếp ổn thỏa, hợp tình, hợp lý. Thời gian qua, cũng nhờ có thông tin từ người dân khu vực kết nghĩa mà lực lượng chức năng của hai bên đã kịp thời phối hợp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả nhiều loại tội phạm, vi phạm.
    Mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới của lực lượng Bộ đội Biên phòng và các cấp ủy, chính quyền địa phương là sự vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân. Ý nghĩa lớn nhất của mô hình này là góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai đất nước, hai dân tộc; đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của đối ngoại nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 
    HỒNG BỈNH HIẾU
    [/font]

      Hôm nay: Wed May 15, 2024 1:28 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]