Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam

    chiến sĩ già
    chiến sĩ già
    Học viên
    Học viên

    Tổng số bài gửi : 2
    Join date : 03/04/2014

     	 Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam  Empty Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam

    Bài gửi by chiến sĩ già Thu Apr 03, 2014 12:50 pm

    Chủ đề này được lập để lược trích hoặc đăng toàn văn các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng (đã chuyển ngữ sang tiếng Việt) về QĐND Việt Nam do các Cơ quan nghiên cứu, tổ chức và báo chí nước ngoài viết. Chủ yếu mang tính thông tin tham khảo, các bạn hạn chế spam. Mong mọi người cùng chia sẻ xin chân thành cảm ơn.
    chiến sĩ già
    chiến sĩ già
    Học viên
    Học viên

    Tổng số bài gửi : 2
    Join date : 03/04/2014

     	 Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam  Empty Re: Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam

    Bài gửi by chiến sĩ già Thu Apr 03, 2014 12:51 pm



    Quân đội nhân dân Việt Nam - Vietnam Armed Forces

    Tác giả: M. Abas
    Đăng trên tạp chí ADJ số tháng 3 năm 2009


    Giống như hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô (cũ), Việt Nam gặp rất nhiều thử thách khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề cuối năm 1989. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mất đi bầu sữa mẹ, vốn là nguồn viện trợ vũ khí hoặc bán với giá rẻ vì là đồng minh chiến lược, buộc phải chuyển sang mua bán theo giá thương mại mặc dù vẫn giữ quan hệ thân thiện.

    Ví dụ, trong nhưng năm cuối khi Liên Xô gần sụp đổ, Việt Nam đã nhận được khoảng 70 máy bay tiêm kích bom Su-22 và tới 160 máy bay tiêm kích MiG-21. Hầu hết các máy bay này đều đã qua sử dụng nhưng với số lượng lớn chứng tỏ Liên Xô lúc đó đã rất thiện chí. Sự viện trợ này đã giúp Việt Nam đương đầu với cùng lúc 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà vào năm 1975. Nhờ được viện trợ quân sự mạnh mẽ mà Việt Nam không ngại ngần khi có bước phiêu lưu quân sự ở Cam-pu-chia, bất chấp cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

    Tuy vũ khí trang bị được viện trợ nhiều, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, việc quan trọng là nâng cấp đã không được thực hiện. Ví dụ, năm 1996, Việt Nam mua 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-21UM đã qua sử dụng của Ukraine và năm 2006 nhận thêm 8 chiếc Su-22. Đối với Nga, trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mua một số Su-27K và Su-30MK để trang bị cho 1 trung đoàn cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1. Nga, Ukraine và các nước thuộc Khối hiệp ước Vác-xa-va cũ như Ba Lan và Rumania hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam......

    Phát triển quân sự
    ......

    Việt Nam chi bao nhiêu cho quân sự vẫn là bí mật quốc gia, tuy nhiên các ước tính cho rằng ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam từ 1 đến 4 tỷ USD (tùy nguồn). Với quân số thường trực khoảng 480.000 người đưa Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về lực lượng quốc phòng.....

    Trong những hợp đồng mua sắm gần đây, Nga cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không. Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan. Trước khi các xe tăng T-72 được chuyển giao thì Việt Nam sử dụng chủ yếu loại xe tăng T-55 và T-62 vốn đã lạc hậu.

    Không quân cũng được ưu tiên với việc được trang bị cho 1 trung đoàn với 17 chiếc Su-27SK/UBK và Su-30K. Các báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam muốn có thêm 1 trung đoàn trang bị máy bay Sukhoi thế hệ mới để thay thế cho các máy bay MiG-21 và Su-22 có từ những năm 1960 và 1970. Các máy bay Sukhoi được trang bị tên lửa không đối không tầm gần R-73 và tầm trung ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (AA-12) cũng như các loại tên lửa không đối đất như AS-14 và AS-17. Về phòng không, Việt Nam có 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 (12 xe mang phóng) nhập từ Nga trị giá 300 triệu USD. các hệ thống phòng không này được chuyển giao năm 2005, hai năm sau khi hợp đồng được công bố. Có tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua các tổ hợp phòng không hiện đại hơn S-300PMU2 Favorit. Phiên bản tên lửa phòng không mới nhất này có tên lửa mới, có chế độ dẫn bắn tốt hơn vatamf bắn lên tới 200km so với 150km của S-300PMU1.

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 8:44 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]