HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:47 pm

    Hỏi: Đối tượng có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 3, Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định:
    - Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Điều 3).
    - Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.
    Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp (Điều 4).
     
    Hỏi: Những đối tượng nào không được làm nghĩa vụ quân sự?
    Trả lời: Điều 5 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự:
    1. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân;
    2. Người đang bị giam giữ.
     
    Hỏi: Tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuổi nhập ngũ được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 12, Điều 13 và Điều 20 Luật NVQS quy định:
    - Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi (Điều 12).
    - Công dân nam đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân tại ngũ (Điều 13).
    - Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự (Điều 20).
     
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:47 pm

    Hỏi: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 14 Luật NVQS quy định:
    Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng.
    Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.
            
    Hỏi: Tiêu chuẩn tuyển quân trong thời bình hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP ngày 19 tháng 11 năm 2010 về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm quy định tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
    1. Tuổi đời:
    Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
    2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
    a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
    b) Những cơ quan, đơn vị trọng yếu, tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan; đơn vị trọng yếu, cơ mật.
    c) Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn 144, Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu thực hiện tuyển chọn tiêu chuẩn riêng theo quyết định của Bộ Quốc phòng.
    d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
    3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
    a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
    c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
    4. Tiêu chuẩn học vấn:
    a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.
    b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.
    c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội.
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:48 pm

    Hỏi: Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình được áp dụng cho những đối tượng nào?
    Trả lời: Khoản 1 Điều 29 Luật NVQS, Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2007 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (Nghị định 38/2007/NĐ-CP) quy định những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
    1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
    2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
    3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
    4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;
    5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 03 năm đầu;
    6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong 03 năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
    7. Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 1 Luật Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên;
    8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;
    9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục năm 2005 bao gồm:
    a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
    b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;
    c) Trường cao đẳng, đại học;
    d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
    10. Học sinh, sinh viên đang học tại các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời hạn đào tạo từ 12 tháng trở lên;
    11. Công dân đang học tập tại các trường theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khóa đào tạo khác thì không được hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do hoãn thì được gọi nhập ngũ.
    Điều 2 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP (Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT), Điều 1 Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT quy định cụ thể khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP (Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT):
    1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:
    a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
    b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:
    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;
    - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;
    - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;
    - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
    c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.
    d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.
    đ) Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
    2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
    - Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.
    - Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.
    3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này;
    b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;
    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học;
    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;
    e) Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
    4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:48 pm

    Hỏi: Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm những đối tượng nào?
    Trả lời: Khoản 2 Điều 29, Điều 30 Luật NVQS và Điều 4 Nghị định 38/2007/NĐ-CP quy định những công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm những đối tượng sau:
    1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1;
    2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ;
    3. Một con trai của thương binh hạng 2;
    4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
     
    Hỏi: Những đối tượng nào được miễn làm nghĩa vụ quân sự?
    Trả lời: Điều 30 Luật NVQS quy định:
    Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
    Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật quy định tại Mục III, phụ lục 1, Thông tư số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng là những bệnh thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự không nhận vào quân thường trực. Đây là những trường hợp dễ dàng phát hiện, phân loại sơ bộ được qua theo dõi, quản lý sức khỏe của địa phương và thuộc diện được miễn phát lệnh gọi đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe ở y tế cấp huyện, gồm 22 bệnh theo danh mục dưới đây:
    1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;
    2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị
    nhiều lần không khỏi);
    3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;
    4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;
    5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;
    6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;
    7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);
    8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;
    9. Điếc từ bé;
    10. Mù hoặc chột mắt;
    11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);
    12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;
    13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;
    14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;
    15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm);
    16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;
    17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;
    18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;
    19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;
    20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;
    21. Các bệnh lý ác tính;
    22. Người nhiễm HIV.
    Hỏi: Trách nhiệm của các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong việc thực hiện pháp luật về Nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
    Trả lời: Khoản 3 Điều 7 Nghị định 38/2007/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT, Khoản 4 Điều 1 Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT quy định trách nhiệm của giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường, viện trưởng các viện nghiên cứu:
    a) Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở. Thời hạn bàn giao là ba mươi ngày kể từ khi nhà trường khai giảng khoá học.
    b) Thông báo cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách công dân ra trường trước sáu mươi ngày để chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường.
    c) Thông báo kịp thời cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở những công dân hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập liên tục quá sáu tháng để đưa ra khỏi danh sách những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.
    d) Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên của nhà trường được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thời hạn từ mười hai tháng trở lên, đến ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân sẵn sàng nhập ngũ; nếu thời hạn từ ba tháng đến dưới một năm thì đăng ký tạm vắng. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày công dân đó về lại nhà trường, đến ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký lại.
    đ) Không tiếp nhận công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ đến trường nhập học mà không có giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt của ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    e) Tiếp nhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ có Giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự
     
    Hỏi: Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp xã và ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú trước khi đến trường nhập học được pháp luật về nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
    Trả lời: Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT quy định trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp xã:
    Báo cáo cơ quan quân sự cấp huyện những công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này để xét tạm hoãn gọi nhập ngũ; đăng ký và cấp giấy xác nhận đăng ký vắng mặt cho công dân trúng tuyển nhập học vào các trường.
    Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú trước khi đến trường nhập học:
    a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân đã trúng tuyển vào các trường.
    b) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân sau khi đã học xong tại các trường về lại nơi cư trú và số công dân bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
    4. Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở:
    a) Tiếp nhận, quản lý các công dân thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đang học tập tại các trường thuộc địa bàn quản lý.
    b) Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân đã tốt nghiệp về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc nơi đến làm việc sau khi ra trường.
    c) Thông báo, chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú.
    d) Đăng ký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân thuộc diện sẵn sàng nhập ngũ được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài.
    đ) Thực hiện chế độ đăng ký hàng năm cho công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại các trường theo quy định tại Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
     
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:48 pm

    Hỏi: Trách nhiệm của công dân về thực hiện nghĩa vụ quân sự được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT quy định trách nhiệm của công dân như sau:
    a) Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp;
    b) Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự.
     
    Hỏi: Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 49 Luật NVQS quy định quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị có nghĩa vụ:
    1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
    2. Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân;
    3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội;
    4. Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.
     
    Hỏi: Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 54 Luật NVQS quy định quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ như sau:
    1. Cha hoặc vợ được tạm miễn tham gia lao động công ích trong những trường hợp gia đình thực sự có khó khăn và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận;
    2. Cha, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của Nhà nước; được miễn viện phí khi khám bệnh và chữa bệnh tại các bệnh viện của Nhà nước;
    3. Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.
    Điều 2 Nghị định 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định quyền lợi của gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ cũng quy định:
    1. Học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
    2. Gia đình và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất, trong các trường hợp sau đây:
    a) Gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/suất/lần.
    b) cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/suất/lần.
    Chế độ trợ cấp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện không quá 2 lần trong một năm đối với một đối tượng.
    c) Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích thì được trợ cấp mức 1.000.000 đồng/suất.
     
    Hỏi: Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 4 Nghị định 122/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ (Nghị định 122/2006/NĐ-CP) quy định quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ như sau:
    1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
    2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được  hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
    Nếu có tháng lẻ:
    a) Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
    b) Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
    c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
    3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như  sau:
    a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, là lao động theo hợp đồng lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tính hưởng trợ cấp thôi việc như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng khi thôi việc. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh toán theo quy định hiện hành.
    Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể thì cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức, cơ sở kinh tế nói trên đóng Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.
    b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
    4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
    Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
    5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.
    6. Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ, mức chi cho buổi gặp mặt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
             
    Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ được?
    Trả lời:  Điều 5 Nghị định 122/2006/NĐ-CP quy định:
    1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế tiếp nhận trở lại làm việc sau khi xuất ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý của cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm giải quyết việc làm.
    Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc không có cơ quan trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết việc làm.
    2.  Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ sở kinh tế đó.
    3. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thì khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
    Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ có sức khoẻ, có nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.
     
    Hỏi: Việc vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?
    Trả lời: Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định:
    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
    b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
    c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
    d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
     
    Hỏi: Việc vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?
    Trả lời: Điều 5 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
     
    Hỏi: Quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự?
    Trả lời: Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
    1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
    b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
    c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
    c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
     
    Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào đối với việc xử lý vi phạm quy định về nhập ngũ?
    Trả lời: Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
    1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
     
    Hỏi: Việc xử lý vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
    b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
     
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:49 pm

    Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào đối với việc xử lý vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự?
    Trả lời: Điều 9 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý như sau:
    1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
    3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
    b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
    b) Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
     
    Hỏi: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào?
    Trả lời: Điều 259 Bộ luật hình sự quy định:
    1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
    a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
    b) Phạm tội trong thời chiến;
    c) Lôi kéo người khác phạm tội
     
    Hỏi: Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự?
    Trả lời: Điều 260 Bộ luật hình sự quy định:
    1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình;
    b) Lôi kéo người khác phạm tội
     
    Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng?
    Trả lời: Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Chương II của Nghị định này trong phạm vi địa bàn mình quản lý:
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định này.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.
     
    Hỏi: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 43 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
    1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
    2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
    3. Công chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
     
    Hỏi: Việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 56 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ…
    2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
     
    Hỏi: Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 57 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
    2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
    Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
     
    Hỏi: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào về việc lập biên bản vi phạm hành chính?
    Trả lời:  Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định của pháp luật.
    2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
    Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
    3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
    Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
    Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
     
    Vincent9x
    Vincent9x
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 60
    Join date : 29/11/2013

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Vincent9x Wed Jun 04, 2014 12:49 pm

    Hỏi: Pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy đinh như thế nào về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự?
    Trả lời: Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
    1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
    2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
    3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
    Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
    4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.
     
    Hỏi: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
    Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
    2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
    Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    Hỏi: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung gì?
    Trả lời: Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
    a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
    b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
    c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
    d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
    đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
    e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
    g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
    h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
    i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
    l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
    2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
    3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.
     
    Hỏi: Việc thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản được quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản như sau:
    1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
    2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
    Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
     
    Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành?
    Trả lời: Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
    Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
    Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
     
    Hỏi: Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào trong Luật Xử lý vi phạm hành chính?
    Trả lời: Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
    Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
    2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
     
    Hỏi: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
    2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
     
    Hỏi: Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được quy định như thế nào trong Luật Xử lý vi phạm hành chính:
    Trả lời: Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
    2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
    Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
    3. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
     
    Hỏi: Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định về việc giảm, miễn tiền phạt như thế nào?
    Trả lời: Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
    2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
    Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
    3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
     
    Hỏi: Thủ tục nộp tiền phạt được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?
    Trả lời: Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
    1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
    2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
    Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
    3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
    Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
     
    Hỏi: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
    Trả lời: Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
    1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
    2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
    a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
    b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
    c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
    d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
    3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Sponsored content

    HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Empty Re: HỎI – ĐÁP LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 4:45 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]