Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người

    chinhtrivn
    chinhtrivn
    Học viên
    Học viên

    Tổng số bài gửi : 6
    Join date : 10/12/2013

    Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người Empty Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người

    Bài gửi by chinhtrivn Tue Dec 10, 2013 9:07 am

    Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) đã không giấu được sự bất bình khi phóng viên Infonet nhắc tới vụ việc lực lượng dân phòng, quản lý trật tự đánh một người dân bán hàng rong xảy ra ở TP.HCM.
    Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người Danh20dan20120infonetvn
    Lực lượng dân phòng bóp cổ anh Tình - một người bán hàng rong.
    Trước khi trả lời phỏng vấn Infonet, bà An đã lập tức gọi điện thoại cho 2 đại biểu Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh để hỏi xem sự việc được giải quyết thế nào, các đại biểu trong đó đã nắm tình hình ra sao,… Đồng thời bà cũng chuyển đến các đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh tâm trạng của mình khi biết những thông tin như vậy.
    Thưa bà, bà đã nhận được thông tin gì về vụ dân phòng đánh người bán hàng rong chưa?
    Tôi đã đọc trên mạng và thấy rất bất ngờ. Thực sự, tôi vừa bất ngờ vừa “sốc”. Hình ảnh phản cảm này khiến tôi rất ám ảnh. Ở đây là người dân, dù trường hợp nào cũng không được đối xử như vậy, trừ côn đồ.
    “Nói gì thì nói, với người dân bất cứ một cán bộ nào, một lực lượng nào của Nhà nước đều phải ứng xử có văn hóa. Dân sai thì góp ý sửa chữa chứ không thể hành động như thế. Cần phải thực hiện đúng chức năng của mình, là đầy tớ của dân. Chỉ trừ trường hợp côn đồ, “Chí Phèo” thì phải xử lý theo quy định của pháp luật”- Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An nhấn mạnh.
    Video, hình ảnh người dân cung cấp và làm chứng đều thể hiện có việc đánh người, còng tay, chẹn cổ anh Tình, để nằm lăn lóc dưới đất bẩn…. Với ngần ấy cơ sở, xin bà đưa quan điểm mình?
    Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết là chính quyền địa phương. Trước hết là tổ dân phố, cho đến các tổ chức chính trị xã hội có mặt. Những người có mặt ở lân cận đây phải can thiệp ngay. Sau đó có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên.
    Tôi tin rằng lãnh đạo TP. HCM sẽ rất nghiêm khắc với hiện tượng xảy ra như thế này.
    Ấy vậy mà Chủ tịch phường 25 lại nói “nạn nhân”  đang lăn ra ngủ khi bị bắt. Bà thấy phát biểu này thế nào?
    Việc Chủ tịch phường 25 trả lời sai sự thật như thế là không được. Nhưng nội tình thế nào? Do quan liêu hay do báo cáo mà phát biểu như vậy là một chuyện khác. Rõ ràng nếu đồng chí chủ tịch phường kiểm tra thực tiễn mà trả lời như vậy thì là thiếu trách nhiệm. Chủ tịch phường phải xem lại trách nhiệm của mình.
    Đây là việc ứng xử với dân, lãnh đạo phường càng phải gần dân nhất, phải hiểu dân nhất. Dân sai, dân đúng như thế nào, đồng chí ấy phải nắm rõ. Trách nhiệm của chủ tịch phường là phải quản lý khu vực mình phụ trách, phải gần dân. Nếu người dân nào đó sai phải giải thích, đúng phải động viên…
    Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người Dan20phong20danh20dan
    Nạn nhân "đang ngủ" trong tư thế bị còng tay, đó là phát biểu của Chủ tịch Phường 25 (quận Bình Thạnh)
    Khi chủ tịch phường có những phát biểu gây bức xúc nhân dân như vậy sẽ xử lý thế nào, thưa bà?
    Trước hết, trách nhiệm quản lý cán bộ, bản thân nội bộ phường phải có xử lý với nhau. Trước hết, đồng chí Bí thư đến các tổ chức chính trị xã hội trong phường phải xem lại thực chất thế nào? Đồng chí Chủ tịch phường phát biểu trong hoàn cảnh nào?
    Phải rút kinh nghiệm, kiểm tra, kiểm điểm từ phường. Sau đó, quận phải tham gia và đến thành phố tham gia. Tôi nghĩ với các đồng chí lãnh đạo, đồng thời đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh mà tôi biết như đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. HCM), đồng chí  Võ Thị Dung (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP HCM), đồng chí Huỳnh Thành Lập (Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM)… là những đồng chí rất quan tâm đến cuộc sống của người dân.
    Tôi tin rằng với vụ việc này, các đồng chí sẽ có giải pháp để xử lý nghiêm khắc chuyện này, không thể để tái diễn những chuyện tương tự xảy ra trên đại bàn thành phố.
    Với tư cách đại biểu Quốc hội, khi chứng kiến cảnh tượng như vậy bà sẽ có hành động gì tiếp theo?
    Tôi sẽ gọi điện cho những đại biểu Quốc hội quen của tôi ở TP. HCM. Tôi tin rằng các đồng chí ấy sẽ xử lý chuyện này. Có thể các đồng chí ấy cũng đã xử lý rồi, có thể chưa đến nơi. Vì tôi biết qua hoạt động Quốc hội tôi biết nhiều đại biểu đương nhiệm rất quan tâm đến đời sống của người dân.
    Đại biểu Quốc hội “sốc” trước vụ dân phòng đánh người Babuithianinfonet
    ĐBQH Bùi Thị An trả lời phỏng vấn Báo điện tử Infonet (Ảnh: Hồng Chuyên)
    Một thông tin khác, hiện nay, người nhà của nạn nhân cũng không dám tiếp xúc với báo chí. Số điện thoại đã chuyển qua hộp thư thoại tự động. Bà có nghĩ rằng họ đang sợ một thế lực nào đó không?
    Tôi nghĩ gia đình như thế cũng hơi quá vì còn rất nhiều cán bộ khác rất tốt. Chẳng hạn những đại biểu mà tôi kể tên. Trong số các đại biểu Quốc hội có đồng chí Giám đốc Công An TP. HCM. Nếu gia đình phản ánh lên cấp trên thì những lãnh đạo sẽ có cách để bảo vệ gia đình họ.
    Tôi nghĩ không đến mức như vậy vì địa bàn TP. HCM, cán bộ rất quan tâm đến người dân. Tôi tin, nếu có những vấn đề gì, gia đình nên phản ánh lên trên, sẽ có nhiều đồng chí có thể đảm bảo cho gia đình nạn nhân.
    Thưa bà, hiện nay, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, quản lý trật tự đô thị khá nhiều. Vậy để quản lý lực lượng này khi thiếu văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ phải làm thế nào?
    Cũng phải nói một cách công bằng, trong thời gian qua, lực lượng dân phòng, lực lượng quản lý trật tự đô thị cũng có nhiều đóng góp cho việc quản lý và trật tự giao thông. Đó là cái đóng góp. Đương nhiên, lực lượng dân phòng có người nọ người kia.
    Tôi nghĩ trước hết phải rà soát lại, củng cố lại hệ thống này, có chế độ cụ thể với dân phòng để họ tham gia hỗ trợ các lực lượng khác. Về văn bản quy phạm pháp luật chưa có cũng là một tình trạng. Tuy nhiên,  ngay cấp địa phương cũng có thể đưa ra các quy chế, trên cơ sở chung của luật, đưa ra những quy chế riêng trong quản lý lực lượng này. Tôi nghĩ trong trường hợp này không có gì sai luật. Mà việc làm này sẽ làm giảm gánh nặng cho bên trên.
    Bà có nhận thấy hiện tượng lạm quyền của một số dân phòng, quản lý trật tự viên không?
    Thực ra hiện tượng đó có xảy ra, không chỉ riêng gì TP. HCM. Việc lạm quyền ấy đã thể hiện ra và nằm ở một số dân phòng  không nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình cho nên có những ứng xử như vậy. Một kiểu ứng xử trong quá trình làm việc.
    Tôi nghĩ rằng tới đây theo tinh thần Nghị quyết 4, sẽ rà soát cán bộ nói chung, cán bộ trong biên chế nhà nước, công chức, viên chức, từ các tổ chức  trong Đảng…. đến các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để chấn chỉnh cái này.
    Tất cả mọi chuyện đều thông qua con người thôi. Con người có thể sửa được vì trong tổ chức không phải tất cả con người đều xấu, có những người tốt, nên phải rà soát lại, đánh giá lại xem họ đã làm đúng chức năng nhiệm vụ chưa để có những đánh giá. Bên cạnh đó tôi nghĩ phải có chế độ hợp lý để tạo điều kiện cho họ có thể yên tâm làm việc, đóng góp cùng các lực lượng khác.
    Xin cảm ơn bà!
    (Infonet)

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 6:21 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]