Ukraine: Tranh cãi xung quanh thỏa thuận ngừng bắn

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Ukraine: Tranh cãi xung quanh thỏa thuận ngừng bắn

    nguyenchi2608
    nguyenchi2608
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 13
    Join date : 19/01/2015

    Ukraine: Tranh cãi xung quanh thỏa thuận ngừng bắn Empty Ukraine: Tranh cãi xung quanh thỏa thuận ngừng bắn

    Bài gửi by nguyenchi2608 Mon Mar 09, 2015 3:08 pm

    ( tin nhanh quân sự tổng hợp về tình hình ukraina )
    Tuy nhiên trên thực tế, cuộc gặp này sẽ cho phép các nhà lãnh đạo châu Âu thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Poroshenko các quyết định vừa được Hội đồng quốc phòng và an ninh nước này thông qua ngày 19 vừa qua.

    Nhà lãnh đạo Ba Lan và các nước vùng Baltic đã khẳng định sẽ tới Kiev nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với kế hoạch của chính quyền Kiev chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn. Được biết, Tổng thống Poroshenko đã triệu tập cuộc họp khẩn của hội đồng quốc phòng và an ninh sau khi quân đội nước này rút khỏi vùng chiến sự Debaltsevo theo thỏa thuận ngừng bắn.

    Kết thúc cuộc họp, Thư ký hội đồng quốc phòng và an ninh Alexandr Turchinov tuyên bố Ukraine cần chuẩn bị sẵn sàng chống lại các hành động xâm lược. Cuộc họp cũng thông qua một số sửa đổi, bổ sung đối với luật ban bố tình trạng chiến tranh dự kiến sẽ trình Quốc hội Ukraine xem xét trong những ngày tới.

    Bên cạnh đó, Hội đồng quốc phòng và an ninh Ukraine cũng đề nghị cả LHQ lẫn Liên minh châu Âu (EU) đưa lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế vào Ukraine để thực hiện các chiến dịch kiến tạo hoà bình và đảm bảo an ninh. Theo lời ông Turchinov, lực lượng này phải có mặt ở biên giới Nga-Ukraine và trên chiến tuyến xung đột ở vùng Donbass.

    Ukraine: Tranh cãi xung quanh thỏa thuận ngừng bắn Ukraine-tranh-cai-xung-quanh-thoa-thuan-ngung-ban-bb-baaadR2lHf
    Phiến quân trên một xe tăng ở ngoại ô Donetsk, Ukraine

    Giám đốc Viện nghiên cứu quân đội, các vấn đề vũ trang và giải giáp vũ khí Valentin Badrak cho rằng bước đi này của Hội đồng quốc phòng và an ninh Ukraine là một tín hiệu cho thấy Ukraine đã làm tất cả để ngăn chặn một cuộc chiến quy mô lớn và đề nghị đưa quân gìn giữ hoà bình quốc tế vào Ukraine là bước đi cuối cùng.

    Trong trường hợp LHQ và EU không đáp ứng yêu cầu này, chiến sự có thể bùng phát trở lại với quy mô tàn khốc hơn. Trong khi đó các chuyên gia ở Kiev nhấn mạnh quyết định của Ủy ban gìn giữ hòa bình quốc tế có thể vấp phải sự phản đối khi đưa ra Hội đồng bảo an LHQ thảo luận bởi người đại diện của Nga Vitali Churkin vừa lớn tiếng chỉ trích quyết định của Hội đồng quốc phòng và an ninh Ukraine, cho rằng các thỏa thuận vừa đạt được tại Minsk ngày 12/2 chỉ cho phép lực lượng gìn giữ hoà bình của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) vào Ukraine làm nhiệm vụ giám sát ngừng bắn.

    Nếu Ukraine yêu cầu một mô hình khác thì có thể làm thay đổi giá trị pháp lý của thỏa thuận này. Đáng chú ý là các đại diện của hai nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass cũng nhất quán khẳng định chỉ cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga hoặc Belarus được vào lãnh thổ của hai nước này.

    Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng mặc dù Nga có thể phong tỏa quyết định của Hội đồng bảo an LHQ song Kiev cũng có thể không chấp nhận sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trên lãnh thổ Ukraine.

    Phương Tây đương nhiên sẽ ủng hộ lập trường của Kiev bởi lo ngại Nga sẽ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại Donbass giống như ở Nagorny-Karabakh và Pridnestrovie. Bên cạnh đó, lập trường của Mỹ cũng là vấn đề cần tính tới, bởi cho đến nay Washington vẫn chưa chính thức vào cuộc mà để cho Berlin và Paris tự do đàm phán với Moskva dưới hình thức Normandi nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao.

    Mặc dù khả năng các nước phương Tây tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine là rất thấp, song không thể loại trừ phương Tây, trước hết là Mỹ có thể cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm gia tăng vị thế của Kiev trên bàn đàm phán, cũng như dùng vũ lực làm nhân tố đe dọa để Donbass phải thực thi nghiêm túc các thoả thuận ngừng bắn vừa đạt được.

    Trong lúc việc rút quân đội và khí tài khỏi chiến tuyến giao tranh còn đang tiếp tục thì trên mặt trận ngoại giao lại diễn ra một cuộc chiến thông tin khác. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng các lực lượng li khai ở Lugansk và Donetsk thực thi nghiêm túc Thoả thuận Minsk, song chính quyền Kiev viện dẫn ra mọi sai phạm nhằm không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Kerry yêu cầu lực lượng quân đội Nga và quân đội li khai không tấn công binh lính của quân đội Ukraine trên đường rút quân khỏi khu vực xung đột Debaltsevo và tạo thuận lợi cho các chuyên gia OSCE vào làm nhiệm vụ giám sát ngừng bắn.
    Đọc tin tức mới nhất : phap-luat , tin tuc quan su , tin quan su , bao quan su , doc bao 24h

      Hôm nay: Tue May 07, 2024 5:09 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]