Thái Lan:Về đâu?

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Thái Lan:Về đâu?

    Cựubinh309
    Cựubinh309
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 54
    Join date : 01/10/2013

    Thái Lan:Về đâu? Empty Thái Lan:Về đâu?

    Bài gửi by Cựubinh309 Tue Dec 10, 2013 8:18 am

    Thái Lan:Về đâu? 14a-2527
    Phe đối lập tuyên bố tiếp tục biểu tình bất chấp kêu gọi bầu cử sớm
    (CATP) Sau nhiều tuần diễn ra những cuộc biểu tình chống chính phủ, cuối cùng hôm thứ hai, 9-12-2013, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử đột xuất, nhưng các thủ lĩnh biểu tình vẫn tiếp tục gây sức ép bằng những cuộc tuần hành đồ sộ, nhằm tìm cách thiết lập một cơ quan không thông qua bầu cử để điều hành Thái Lan.
    Những người phản đối đã tràn ra đường phố thủ đô nhiều tuần nay, xung đột với cảnh sát, thề lật đổ Thủ tướng Yingluck và trừ tận gốc ảnh hưởng từ người anh trai lưu vong của bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Các vụ đụng độ tạm lắng tuần trước khi nước này kỷ niệm sinh nhật quốc vương, nhưng những thù địch chính trị đã nhanh chóng nối lại.

    Những cuộc biểu tình đang diễn ra là đợt phản kháng mới nhất trong gần một thập kỷ kình địch giữa tầng lớp trung lưu trở lên ở Bangkok và những người ủng hộ ông Thaksin, một cựu tỷ phú truyền thông giành được sự cổ vũ mạnh ở vùng nông thôn với những chính sách hỗ trợ người nghèo.

    Tuyên bố trong một bài diễn văn trên truyền hình khi hàng ngàn người nối lại các cuộc tuần hành khắp Bangkok hôm thứ hai, bà Yingluck nói: “Ở giai đoạn này, khi có nhiều người chống đối chính phủ từ nhiều nhóm, cách tốt nhất là trao quyền cho nhân dân Thái tổ chức một cuộc bầu cử. Như thế nhân dân Thái Lan sẽ quyết định”.

    Lãnh đạo phong trào chống chính phủ, Suthep Thaugsuban, cho biết ông ta sẽ không chấm dứt biểu tình và sẽ tiếp tục một cuộc diễu hành tới các văn phòng thủ tướng tại Nhà chính phủ. Vị cựu phó thủ tướng dưới chính phủ trước được quân đội ủng hộ này nói với phóng viên Reuters: “Chúng tôi sẽ tiếp tục diễu hành tới Nhà chính phủ. Chúng tôi chưa đạt được mục tiêu của mình”.

    Cảnh sát ước tính 50.000 người tham gia các cuộc tuần hành ở nhiều địa điểm khác nhau của Bangkok hôm thứ hai.

    Đảng Puea Thai của bà Yingluck giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra năm 2011, nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở miền bắc và đông bắc, những khu vực nghèo nhất Thái Lan. Những nhà Dân chủ không thắng bầu cử trong hơn hai thập kỷ nay.

    Nhận thức được rằng bà Yingluck chắc chắn sẽ lại thắng nếu bầu cử đột xuất, ông Suthep đang thúc giục thiết lập một “hội đồng nhân dân” để bổ nhiệm “những người tốt” thay thế chính phủ, một đòi hỏi đã bị bà Yingluck bác bỏ khi cho rằng nó không hợp hiến.
    Đảng Dân chủ đối lập ủng hộ biểu tình hôm chủ nhật thông báo các thành viên của họ trong quốc hội sẽ từ chức vì “không thể làm việc với Thủ tướng Yingluck”. Không có những người Dân chủ, Hạ viện 500 ghế sẽ còn 347 thành viên.

    Quan sát diễn biến ở Thái Lan, Pavin Chachavalpongpun của Trung tâm đại học Kyoto nghiên cứu về Đông Nam Á, nói kêu gọi một cuộc bầu cử không giải quyết được bế tắc chính trị của Thái Lan nếu đảng Dân chủ tẩy chay bầu cử.

    Năm 2006, trong bối cảnh có nhiều phản đối, đảng Dân chủ đã từ chối cạnh tranh trong một cuộc bầu cử đột xuất do Thaksin kêu gọi. Ông Thaksin sau đó năm tháng đã bị quân đội phế truất. 
    Reuters dẫn lời Pavin nói: “Đây chỉ là một giải pháp ngắn hạn vì không đảm bảo rằng những người Dân chủ sẽ quay trở lại và chơi theo luật...”. Pavin cho rằng dường như Thái Lan đang đi tới nơi vô định.

    Quân đội lần này tuyên bố không muốn dính líu mặc dù họ đã cố hòa giải.
     
     MINH PHƯƠNG

      Hôm nay: Thu May 09, 2024 4:07 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]