Học viện KTQS

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Học viện KTQS

    trucvy
    trucvy
    Vice Admin
    Vice Admin

    Tổng số bài gửi : 32
    Join date : 30/09/2013

    Học viện KTQS Empty Học viện KTQS

    Bài gửi by trucvy Sat Dec 14, 2013 2:45 pm

    Học viện Kỹ thuật Quân sự, tên giao dịch dân sự: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (tiếng Anh: Le Qui Don Technical University; tiếng Nga: Ханойский Государственный Технический Университет имени Ле Куй Дона)[1], là một trường đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam- một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, chuyên nghiên cứu và đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, kỹ sư trưởng, công trình sư, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế-kỹ thuật bậc đại học, sau đại học trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòngcông nghệ cao phục vụ hiện đại hoá quân đội và các ngành kinh tế quốc dân.

    Trụ sở chính: 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

    • Ngày 08/08/1966 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146/CP thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa
    • Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách Khoa đồng thời khai giảng khóa đào tạo 1 tại Thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay, ngày 28/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
    • Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên “Phân hiệu II Đại học Bách khoa” thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
    • Ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
    • Ngày 06/5/1991: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn trên cơ sở Học viện Kỹ thuật Quân sự với 2 nhiệm vụ đào tạo quân sự và dân sự.

    Năng lực

    • Học viện có đội ngũ cán bộ hơn 1300 người với gần 900 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, trong đó có 40 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dânNhà giáo Ưu tú; đã có 137 nhà khoa học được phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; 380 người đạt học vị Tiến sỹ Khoa họcTiến sỹ chuyên ngành.
    • Cơ sở vật chất: Hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,khu giáo dục thể chất, ký túc xá...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi... Thư viện với trên 2000m2 sử dụng với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet…
    • Học viện Kỹ thuật quân sự là đại học nghiên cứu (Research University) quốc gia, được tổ chức theo mô hình trường đại học kỹ thuật tổng hợp, vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    • Trong gần 50 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của mình. Từ năm 2002, Nhà trường được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo hệ kỹ sư Dân sự phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Bauman, Đại học Kỹ thuật Hàng không Matxcơva (Liên bang Nga); Đại học Khoa học và công nghệ Thanh Hoa, Đại học Khoa học và công nghệ Nam Kinh (Trung Quốc), đồng thời Trường còn gửi cán bộ đi đào tạo tại Anh, Ôtraylia, Nhật Bản, Séc, Đức,...

    Liên kết đào tạo quốc tế
    Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Học viện đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức dự khoá cho lưu học sinh trước khi gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Nhiều lưu học sinh sau khi dự khóa tại Học viện đi đào tạo ở nước ngoài, đến nay đã trở thành các tướng lĩnh trong Quân đội, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước: Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng Hoàng Anh Xuân,...
    Bên cạnh việc tuyển chọn học viên hệ quân sự đi đào tạo ở nước ngoài, Học viện Kỹ thuật Quân sự còn tuyển chọn, tạo điều kiện, hỗ trợ các thủ tục cho các sinh viên, thanh niên ưu tú có kết quả trúng tuyển cao vào hệ dân sự của Học viện (có nguyện vọng) đi đào tạo ở một số nước như: Liên bang Nga, Ucraina, Séc, Trung Quốc, …
    Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là với các trường đại học nổi tiếng của các quốc gia khác nhau:

    và một số Học viện Quân sự của Liên bang Nga, Pháp, Hà Lan, Đức, Bugari, Ba Lan,...
    Từ năm 2010, Chính phủ đã chọn Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và đưa trường đại học này thành trung tâm nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu làm chủ và phát triển của khoa học công nghệ của Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Đại học Lê Quý Đôn tập trung đào tạo những ngành mũi nhọn và có thế mạnh như: đóng tàu, hàng không, tên lửa, điện tử, chế tạo máy, tin học, tự động hoá … Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Nga. Bằng cấp, tín chỉ của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn được Liên bang Nga và Việt Nam công nhận.
    Ngày 18/4/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga để thống nhất việc ký kết thành lập Trường ĐH Công nghệ Việt – Nga trên cơ sở nâng cấp Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Phía Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo về các ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn hiện đại. Chương trình học sẽ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nga; LB Nga sẽ cử giáo viên sang Việt Nam giảng dạy tại Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn và ngược lại Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn sẽ cử giáo viên, sinh viên sang Nga thực tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ,... Mục tiêu là xây dựng Trường Đại học Công nghệ Việt - Nga thành đại học Xuất sắc. Theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, trường sẽ trở thành đại học nghiên cứu đa ngành có uy tín trong khu vực và quốc tế.
    Trung tướng Phạm Thế Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn cho biết: “Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga thành lập theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thử nghiệm, lựa chọn các chuyên ngành đào tạo đến năm 2016. Theo đó, ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn thử nghiệm đào tạo chương trình tiên tiến do các trường ĐH hàng đầu của Nga cung cấp và giảng viên Nga sang giảng dạy, cũng trong giai đoạn này thành lập Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Nga. Giai đoạn 2, từ năm 2016 - 2020 trường mới chính thức đi vào hoạt động”.
    Hiện nay (tháng 9/2013), Học viện Kỹ thuật Quân sự đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): “Hệ thống điều khiển các thiết bị bay” hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Tổng hợp quốc gia Bauman và “Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật” hợp tác với trường Đại học Bách khoa XanhPetecbua. Đây là các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.[2]
    Định hướng phát triển
    Ngày 01/11/2013, tại buổi làm việc với lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Học viện, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nghe Trung tướng Phạm Thế Long, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự trình bày một số nội dung liên quan đến biểu biên chế, tổ chức của Học viện; xin ý kiến chỉ đạo về lộ trình triển khai thực hiện Dự án xây dựng và thành lập Đại học Công nghệ Việt - Nga, Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học Công nghệ; đề xuất báo cáo Bộ phê duyệt Đề án thành lập Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông và một số nội dung về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nghiên cứu điều chỉnh khung chương trình đào tạo, quy trình đào tạo sĩ quan
    Lĩnh vực đào tạo và Nghiên cứu khoa học
    Đại học Quân sự

    1. Tên lửa phòng không;
    2. Tên lửa hải quân;
    3. Tên lửa ngư lôi;
    4. Thủy lôi;
    5. Thiết bị điện-điện tử hàng không;
    6. Thiết bị điện-điện tử tàu quân sự;
    7. Thiết bị điện-tử ô tô
    8. Trạm nguồn điện quân sự
    9. Pháo tàu;
    10. Vũ khí hàng không;
    11. Điện tử y-sinh;
    12. Vô tuyến điện tử hàng không;
    13. Thông tin liên lạc;
    14. Ra-đa;
    15. Tác chiến điện tử;
    16. Khí tài trinh sát
    17. Đo lường- tiêu chuẩn- chất lượng;
    18. Vũ khí lục quân;
    19. Đạn- ngòi- mìn;
    20. khí tài quang
    21. Quang-điện tử và Laser
    22. Thuốc phóng- thuốc nổ;
    23. Phòng chống vũ khí hóa học-hạt nhân-sinh học (vũ khí NBC)hay còn gọi là Phòng hóa;
    24. Công nghệ hóa học;
    25. Công nghệ môi trường quân sự;
    26. An ninh An toàn thông tin
    27. Mạng máy tính và truyền thông;
    28. khoa học máy tính;
    29. Công nghệ phần mềm;
    30. Hệ thống thông tin
    31. Địa- Tin học;
    32. Trắc địa bản đồ;
    33. Ô- tô quân sự;
    34. Tăng- thiết giáp
    35. Xe máy công binh, công trình
    36. Máy tàu thuỷ
    37. Động cơ máy bay;
    38. Cầu - đường
    39. Xây dựng Sân bay
    40. Công trình quân sự;
    41. Công trình đặc biệt (công trình biển đảo, công trình ngầm);
    42. Công nghệ chế tạo vũ khí;
    43. Công nghệ Chế tạo máy;
    44. Công nghệ chế tạo đạn;
    45. Công nghệ Gia công áp lực;
    46. Công nghệ vật liệu kim loại;
    47. Kỹ thuật Cơ điện tử;
    48. Thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử (công nghệ điện tử);
    49. Thiết kế, chế tạo thiết bị viễn thông (công nghệ điện tử);
    50. Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa;
    51. Thiết kế chế tạo Tên lửa;
    52. Thiết kế, chế tạo Radar;
    53. Thiết kế vũ khí (súng-pháo);
    54. Thiết kế đạn-ngòi-mìn;
    55. Kỹ thuật Hệ thống sản xuất;
    56. Tin học trong các hệ thống kỹ thuật;
    57. Điều khiển các thiết bị bay
    58. Kỹ thuật điện tử;
    59. Kỹ thuật hàng không và vũ trụ;
    60. Động cơ phản lực
    61. Kỹ thuật tàu thuỷ;
    62. Công nghệ đóng tàu;

    Đại học Dân sự

    • Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính, Công nghệ phần mềm; Kỹ thuật máy tính.
    • Điện tử-Viễn thông: Kỹ thuật điện tử; Hệ thống Viễn thông; An toàn thông tin.
    • Điều khiển và tự động hóa: Điều khiển công nghiệp; Tự động hoá xí nghiệp.
    • Kỹ thuật điện: Hệ thống điện; Thiết bị điện-điện tử;
    • Điện tử-Y sinh;
    • Kỹ thuật cơ khí: Công nghệ Chế tạo máy; Gia công áp lực, Thiết bị quang học; Kỹ thuật máy công cụ; Công nghệ Hàn.
    • Kỹ thuật cơ khí- động lực: ô-tô, Máy xây dựng;
    • Xây dựng Cầu-đường;
    • Xây dựng Sân bay
    • Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
    • Kỹ thuật Cơ điện tử và Rô-bốt;
    • Kỹ thuật Hệ thống sản xuất TĐH;
    • Kỹ thuật Hàng không;
    • Vật liệu và Công nghệ vật liệu: Kỹ thuật Đúc- Nhiệt luyện; Công nghệ vật liệu Composite
    • Công nghệ Hóa học;
    • Công nghệ Môi trường;
    • Trắc địa Bản đồ:
    • Bản đồ- Viễn thám
    • Hệ thông tin địa lý
    • Vật lý kỹ thuật
    • Cơ học kỹ thuật: Cơ sở tính toán và thiết kế máy và rô-bốt
    • Kỹ thuật thủy khí
    • Kỹ thuật Nhiệt lạnh

    Đào tạo hệ chuyển loại kỹ sư, văn bằng 2, liên thông, chuyển cấp, tại chức

    • Đào tạo các khóa ngắn hạn: tàu ngầm, tên lửa, đo lường, radar, máy bay, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật...
    • Đào tạo hệ liên thông, chuyển cấp kỹ sư từ cao đẳng lên đại học: Vũ khí, Đạn, Ô-tô, Xe máy CB, chế tạo máy, Thông tin liên lạc, Radar, tên lửa, Tin học,...
    • Đào tạo văn bằng 2, chuyển loại kỹ sư: Đo lường-Tiêu chuẩn-Chất lượng, Tin học, Điện tử- Viễn thông, Tự động hóa, chế tạo máy, gia công áp lực, công nghệ vật liệu, ô-tô, Cơ điện tử, Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý Kinh tế- Kỹ thuật, Sư phạm Kỹ thuật.
    • Đào tạo cao đẳng một số chuyên ngành: Tin học, Công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông, kỹ thuật điện, tự động hóa, chế tạo máy, ô tô,...

    Sau Đại học

    • Toán ứng dụng: Toán học tính toán; Cơ sở toán của tin học; mô hình toán học; xác xuất và thống kê;
    • Cơ học ứng dụng: Cơ học vật rắn; Cơ học chất lưu; Cơ học máy và cơ cấu; Động lực học và độ bền máy, thiết bị (cơ học kỹ thuật);
    • Vật lý kỹ thuật: quang học và quang điện tử; vật lý - y sinh học; vật lý điện tử; vật liệu và linh kiện điện tử; công nghệ na-nô;
    • Hoá học, công nghệ hóa học và môi trường: Hoá hữu cơ; Hoá lý thuyết và Hoá lý; Thuốc phóng-thuốc nổ; công nghệ môi trường; công nghệ điện hoá và bảo vệ kim loại; kỹ thuật nhiệt đới.
    • Kỹ thuật cơ khí và Cơ-điện tử: Công nghệ chế tạo máy; gia công áp lực; Cơ-điện tử và Rô-bốt; vũ khí; đạn; thiết bị quang học; công nghệ hàn và chẩn đoán; Kỹ thuật hệ thống sản xuất.
    • Kỹ thuật cơ khí động lực: Xe ô-tô quân sự, Ô tô - máy kéo, Xe máy công binh; Máy xây dựng, Tăng-thiết giáp, Kỹ thuật nhiệt, Tự động hoá thuỷ khí;
    • Kỹ thuật Hàng không, vũ trụ: Kỹ thuật máy bay và thiết bị bay.
    • Kỹ thuật động cơ nhiệt: động cơ đốt trong; động cơ phản lực;
    • Khoa học và công nghệ vật liệu: Công nghệ vật liệu kim loại, Vật liệu composite, vật liệu pô-li-me;
    • Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính,Hệ thống thông tin; công nghệ mạng; công nghệ phần mềm; an ninh thông tin
    • Tự động hóa và điều khiển: Tự động hóa, Điều khiển các thiết bị bay, Điều khiển hệ thống công nghiệp;
    • Kỹ thuật điện: Hệ thống điện, Thiết bị điện-điện tử, Đo lường; tích hợp hệ thống;
    • Kỹ thuật điện tử, viễn thông: Vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc, Kỹ thuật Radar-dẫn đường; tác chiến điện tử, công nghệ điện tử; mật mã hoá thông tin.
    • Kỹ thuật xây dựng: Công trình quân sự, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công trình ngầm, Công trình biển-đảo, Cơ học công trình;
    • Kỹ thuật giao thông: Cầu; đường ô-tô và đường thành phố; sân bay; cầu cảng;
    • Tổ chức và chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật: Chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, quân khu, quân binh chủng, bộ quốc phòng;
    • Quản lý khoa học và công nghệ: Quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
    • Quản lý kinh tế- kỹ thuật: Kỹ sư trưởng các nhà máy, xí nghiệp; Quản trị kinh doanh kỹ thuật
    • Kinh tế và Quản lý CNQP: Quản lý công nghiệp, Quản lý dự án CNQP, Quản trị chất lượng CNQP,...

    Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ

    • Toán ứng dụng và tin học;
    • Công nghệ mô phỏng và kỹ thuật tính toán;
    • Công nghệ thông tin và viễn thông;
    • Công nghệ hàng không vũ trụ;
    • Kỹ thuật tên lửa;
    • Công nghệ và vật liệu na-nô;
    • Công nghệ Cơ-điện tử và Rô-bốt;
    • Kỹ thuật điện tử y sinh;
    • Quang điện tử và Laser;
    • Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật;
    • Thiết kế và công nghệ chế tạo vũ khí;
    • Kỹ thuật cơ giới quân sự;
    • Khoa học và công nghệ vật liệu mới (composite);
    • Công nghệ gia công đặc biệt
    • Công nghệ tự động hóa và điều khiển;
    • Kỹ thuật điện và máy tính
    • Công nghệ điện tử và vi điện tử;
    • Kỹ thuật tích hợp hệ thống
    • Công nghệ hóa học và hoá chất
    • Vật lý kỹ thuật và công nghệ na-nô: Quang học; vật lý vô tuyến điện tử; vật lý y sinh học,;
    • Kỹ thuật công trình đặc biệt;
    • Công nghệ mới và bảo vệ môi trường quân sự;
    • Khoa học và Công nghệ nhiệt đới.

    Tổ chức
    Lãnh đạo đương nhiệm

    Các phòng ban chức năng

    • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
    • Văn phòng
    • Phòng Chính trị
    • Phòng Đào tạo
    • Phòng Sau đại học
    • Phòng Quản lý Khoa học Quân sự
    • Phòng Thông tin Khoa học Quân sự
    • Phòng Kỹ thuật
    • Phòng Hậu cần
    • Phòng Tài chính
    • Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh
    • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo
    • Ban quản lý các dự án XD Học viện
    • Ban quản lý dự án "Đầu tư hiện đại hóa các PTN"
    • Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật

    Các khoa, viện đào tạo
    Học viện được hình thành trên cơ sở khoảng 70 bộ môn (đơn vị học thuật cơ bản) và được tổ chức vào các khoa sau:

    Các viện và trung tâm nghiên cứu

    • Viện Công nghệ Mô phỏng
    • Viện Tích hợp hệ thống
    • Trung tâm Công nghệ thông tin
    • Trung tâm Công nghệ Cơ khí và Tự động hoá
    • Trung tâm Huấn luyện thực hành
    • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học duyên hải miền Trung
    • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học phía Nam
    • Trung tâm Kỹ thuật tính toán
    • Trung tâm Kỹ thuật Tàu thủy
    • Trung tâm Điện tử - Tin học
    • Trung tâm Kỹ thuật Tên lửa thuộc Khoa Hàng không vũ trụ
    • Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông thuộc Khoa Vô tuyến điện tử
    • Trung tâm Kỹ thuật vũ khí- thuộc Khoa Vũ khí
    • Trung tâm Hóa Lý kỹ thuật - thuộc Khoa Hoá-Lý kỹ thuật
    • Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Cơ-điện tử và Rô bốt - thuộc Khoa Động lực
    • Trung tâm R & D các hệ thống điều khiển và thiết bị bay - thuộc Khoa Kỹ thuật Điều khiển

    Các đơn vị đào tạo xã hội và chuyển giao công nghệ

    • Trung tâm Ngoại ngữ
    • Trung tâm Cơ khí động lực và dạy nghề xe cơ giới
    • Công ty Cổ phần Tập đoàn AIC (AIC Group)

    Danh hiệu và thành tích


    Ngoài ra, năm 2004 Khoa Vũ khí được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 11:46 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]