Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc

    Lính hậu cần
    Lính hậu cần
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 28
    Join date : 21/12/2013

    Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc Empty Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc

    Bài gửi by Lính hậu cần Sat Dec 21, 2013 10:15 pm

    Cùng với sự ủng hộ của Mỹ, liên minh Nhật Bản-ASEAN đang trở thành một thế lực đáng kể mà Trung Quốc không thể bỏ qua khi cân nhắc các kế hoạch trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
    Ngày mai (14/12), Tokyo đón tiếp một Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt đánh dấu 40 năm quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN. Cuộc họp Thượng đỉnh này diễn ra vào lúc Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm hậu thuẫn từ các nước Đông Nam Á, với hy vọng rằng do khối này, do có một số nước cũng đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh, sẽ đứng về phía Tokyo. Thượng đỉnh Nhật-ASEAN diễn ra vài tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo trang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Hành động này khiến cho tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với Tokyo thêm gay gắt.
    Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc Nhat_asean_1
    Các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 16 tại Brunei, ngày 9/10/2013
    Trong Thế chiến thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Thái Lan trở thành một đồng minh của Nhật Bản, đều bị Nhật Bản chiếm đóng hoặc kiểm soát. Đó là sự thất vọng lớn lao của người dân Đông Nam Á, từng mong đợi người Nhật giải phóng họ khỏi ách thực dân Pháp, Anh và Hà Lan, nhưng thực tế họ đã đối mặt với chế độ vừa khắc nghiệt hơn, vừa kém hiệu quả. Cảm giác thất vọng và hận thù, ký ức nặng nề về thời kỳ bị chiếm đóng và hoạt động của cảnh sát mật kempeytay đã làm mối quan hệ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á ảm đảm trong ba, bốn thập kỷ sau chiến tranh.
    Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, các nước Đông Nam Á đã dần biến thành mặt bằng khổng lồ triển khai các cơ sở sản xuất Nhật Bản, góp phần giảm giá thành và cải thiện khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp Nhật. Suốt thời gian dài, Nhật Bản là nhà tài trợ kinh tế chính của các nước Đông Nam Á. Vốn đầu tư Nhật Bản thúc đẩy sự phát triển của Malaysia, Indonesia, Thái Lan và một phần kinh tế Philippines, bất chấp các quan hệ chính trị tiếp tục khá căng thẳng.
    Tình hình dần thay đổi trước ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực. Trung Quốc nhanh chóng hợp tác với các nước Đông Nam Á, vượt qua Nhật Bản về kim ngạch thương mại cũng như đầu tư trực tiếp. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN trở thành một bước đột phá. Hiệp định liên quan đã được ký kết vào năm 2001 tại Brunei và đi vào hoạt động năm 2010. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN hiện nay đạt 400 tỷ USD và dự kiến trong những năm tới sẽ lên đến nửa nghìn tỷ USD. Phương án Khu vực Thương mại tự do Nhật Bản-ASEAN được Tokyo đề xuất trong những năm 2000 đã kém hấp dẫn với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là những nước có mức độ phát triển thấp như Campuchia, Lào, Myanmar. Khác với Trung Quốc, Nhật Bản không sẵn sàng hợp tác trong nông nghiệp và thủy sản vì e ngại gây thiệt hại đáng kể cho các lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc gia của mình. Khu vực Thương mại tự do Nhật Bản-ASEAN chỉ mới bắt đầu hoạt động và thua kém hiệu quả Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN.
    Sự cạnh tranh kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong ASEAN hiện diện ở nhiều lĩnh vực. Hầu như các đề án của Trung Quốc đều được Nhật Bản đáp lại bằng dự án của họ. Ví dụ, Trung Quốc gợi ý xây dựng đường cao tốc từ Bắc xuống Nam - khởi điểm là Côn Minh (Trung Quốc) đến đích ở Singapore. Nhật Bản lập tức đề nghị mở con đường Đông-Tây - từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Arakan (Myanmar). Bắc Kinh mời chào 5 tỷ USD với các nước Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, Tokyo phản ứng với đề xuất số tiền đầu tư phát triển tương đương cũng với những nước này. Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á đang từ một mặt bằng sản xuất chuyển thành bàn đạp đối đầu sự ảnh hưởng Trung Quốc.
    Cạnh tranh hiện hữu cả ở lĩnh vực chính trị quân sự. Trong các cuộc xung đột trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Nhật Bản ngày càng công khai đối đầu với Trung Quốc. Yếu tố này đem lại trọng lượng chính trị đáng kể cho Nhật Bản ở Đông Nam Á. Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã đi thăm toàn bộ 10 nước ASEAN, cho thấy ông rất coi trọng quan hệ với khối Đông Nam Á.
    Ông Shinzo Abe tăng cường liên lạc và nỗ lực cho thấy Nhật Bản vẫn duy trì khả năng đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc. Đi kèm với tấn công ngoại giao là sự tăng trưởng các khoản đầu tư Nhật Bản vào dự án cơ sở hạ tầng Đông Nam Á, tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Indonesia và Philippines, quyết định về đơn giản thủ tục thị thực cho công dân các nước Đông Nam Á nhằm thu hút khách du lịch.
    Nhật Bản cần ASEAN để đối phó Trung Quốc Nhat_asean_2
    Logo kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – ASEAN
    Theo báo chí Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh Nhật-ASEAN sẽ ra một tuyên bố chung về hợp tác dài hạn giữa hai bên trong các lĩnh vực an ninh và kinh tế. Trong bản tuyên bố này, tuy không nêu tên Trung Quốc, Nhật và ASEAN sẽ khẳng định rằng việc lạm dụng quyền về hàng không dân dụng quốc tế có thể đe dọa đến an ninh khu vực.
    Hãng tin AFP hôm 12/12 trích dẫn giáo sư Ichiro Fujisaki, thuộc đại học Sophia ở Tokyo và cũng là cựu Đại sứ Nhật tại Mỹ, cho rằng: “Nhật Bản và ASEAN phải cùng nhau bày tỏ một thông điệp chính trị về quyền tự do lưu thông hàng không và hàng hải ở các vùng biển nói trên. Điều đó rất quan trọng, bởi vì nếu các lãnh đạo Nhật và ASEAN không đề cập vấn đề này, các phe nhóm có đầu óc bành trướng ở Trung Quốc sẽ lại càng có thêm những hành động mang tính gây hấn”.
    Theo lời ông Haruka Matsumoto, nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Kinh tế của chính phủ Nhật, Tokyo trên nguyên tắc sẽ nhận được sự ủng hộ từ ASEAN tại cuộc họp Thượng đỉnh cuối tuần này, bởi vì quyền tự do lưu thông hàng hải cũng là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các nước Đông Nam Á.
    Theo hãng tin AFP, trong chiều hướng thúc đẩy xuất khẩu của Nhật, Thủ tướng Abe trong hội nghị lần này sẽ cố đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á, vùng đang phát triển rất nhanh. Trong những năm gần đây, Tokyo đã gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân vào các nước ASEAN. Vào năm ngoái, đầu tư trực tiếp của Nhật vào ASEAN đã tăng lên tới 14,4 tỷ USD, hơn cả tổng số vốn đầu tư của nước này vào Trung Quốc (13,5 tỷ USD).
    Tại Thượng đỉnh Tokyo, theo dự kiến, chính phủ Nhật sẽ thông báo những khoản viện trợ mới cho các nước ASEAN, trong đó có khoản 10 tỷ yen (97 triệu USD) cho Philippines vay để tái thiết các vùng bị bão tàn phá. Hồi tháng trước, Tokyo cũng đã tỏ ra rất hào phóng với Philippines sau cơn bão Hayan vừa qua, viện trợ đến 53 triệu USD và gửi hơn 1.000 quân đến trợ giúp Manila khắc phục hậu quả thiên tai đã khiến gần 8.000 người chết và mất tích.
    H.Phan (tổng hợp

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 3:47 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]