Biển Hoa Đông: Bài thử quyền lực lớn hơn trong tương lai

Diễn đàn Cựu Chiến Binh Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Cựu Chiến Binh Việt Nam

Nơi giao lưu của các CCB VN và tìm kiếm thông tin Liệt sĩ, người thân thất lạc trong chiến tranh

Latest topics

» Dấu yêu à! Em gọi vậy được không?
by trucvy Fri Aug 09, 2024 11:09 am

» CHÈO LÁI CON THUYỀN VỮNG CHẮC
by trucvy Thu Aug 08, 2024 10:46 am

» CÒN ĐÂY KỶ NIỆM
by trucvy Thu Aug 08, 2024 10:39 am

» TRIẾT LÝ VỀ VỢ CHỒNG
by trucvy Thu Aug 08, 2024 10:33 am

» BÁC DẶN NGƯỜI NHÀ
by Hoa Ban Tím Wed Jul 31, 2024 6:54 pm

» Lời xin lỗi của CCB Nguyễn Văn Sơn
by Hoa Ban Tím Wed Jul 31, 2024 6:41 pm

» CÓ MẤY AI MÀ SỐNG CỨ LO ÂU!?
by Hoa Ban Tím Wed Jul 31, 2024 6:39 pm

» HOANG ĐƯỜNG VÀ HUYỄN HOẶC!
by Admin Thu Jun 27, 2024 10:25 pm

» Tôn Tẫn: Quân sư tàn tật nhưng nhiều diệu kế thời Chiến quốc
by cuuchienbinhvn Wed Oct 19, 2022 1:54 pm

» Binh Pháp Tôn Tử Thiên 01: Kế sách
by cuuchienbinhvn Wed Oct 19, 2022 1:36 pm


    Biển Hoa Đông: Bài thử quyền lực lớn hơn trong tương lai

    Hải Quân Việt Nam
    Hải Quân Việt Nam
    Binh nhất
    Binh nhất

    Tổng số bài gửi : 52
    Join date : 23/12/2013

    Biển Hoa Đông: Bài thử quyền lực lớn hơn trong tương lai Empty Biển Hoa Đông: Bài thử quyền lực lớn hơn trong tương lai

    Bài gửi by Hải Quân Việt Nam Mon Dec 23, 2013 11:02 am

    Trong thời kỳ Chính quyền Obama tập trung vào hình thái xung đột mới – các nước sử dụng vũ khí mạng và máy bay không người lái để mở rộng quyền lực – cuộc đối đầu nguy hiểm đột nhiên bùng nổ tại các hòn đảo ở Biển Hoa Đông dường như là sự trở lại thời kỳ Chiến tranh lạnh.

    Biển Hoa Đông: Bài thử quyền lực lớn hơn trong tương lai Slidesenkaku2
    Đột nhiên, các tàu chiến và các cuộc tuần tra trên không là những thông điệp của một cuộc đối đầu lặng lẽ giữa Washington và Bắc Kinh mà Chính quyền Obama ngày càng lo ngại sẽ tiếp tục leo thang và theo các quan chức Mỹ thì cuộc đối đầu này có thể làm chệnh hướng kế hoạch lớn của Mỹ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc mà không cần công khai tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Giống như thời Chiến tranh lạnh, tranh chấp lãnh thổ liền kề dường như là một hành động bào chữa cho câu hỏi lớn hơn là ai sẽ thực thi ảnh hưởng ở một khu vực rộng lớn.
    Kết quả là khi Trung Quốc ngày càng quyết tâm khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo từng chỉ quan trọng đối với các ngư dân thì các đồng minh của Mỹ cũng tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực khiến cho cuộc tranh chấp âm ỉ trước đây có nhiều khả năng leo thang thành một bài thử quyền lực lớn hơn ở Thái Bình Dương.
    Hiện nay, một tiền đồn ngoài khơi có tầm quan trọng chiến lược khiêm tốn trước đây đang có được tầm quan trọng mang tính biểu tượng to lớn. Hàn Quốc, có những mối quan ngại về sức mạnh khu vực của Trung Quốc, đang xây dựng một căn cứ hải quân mới cho 20 tàu chiến, kể cả tàu ngầm, cho rằng Hàn Quốc phải bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng ở Biển Hoa Đông phục vụ xuất khẩu. Sau khi phụ thuộc chủ yếu vào các căn cứ của Mỹ ở Okinawa để hỗ trợ cho việc tuần tra giới hạn trong khu vực (Biển Hoa Đông), Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới vào năm 2016 trên một hòn đảo nhỏ không có người ở gần quần đảo tranh chấp mà người Nhật gọi là Senkaku còn người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch triển khai thêm máy bay F15, máy bay rada tới Okinawa và một tàu chở máy bay trực thăng. Lần đầu tiên, Nhật Bản cân nhắc việc mua máy bay không người lái phi vũ trang để tuần tra khu vực. Đây là một phần của sự chuyển đổi về chiến lược quân sự kéo dài ba năm nhằm tập trung vào các quần đảo phía nam và Trung Quốc. Đây là một phần của sự thay đổi cơ bản trong tư duy quốc gia hướng tới một Nhật Bản sẵn sàng và có thể tự bảo vệ mình, một phần do những lo ngại về cam kết đối với khu vực của Mỹ.
    Khi Phó Tổng Thống J. Biden đến thủ đô của ba nước tranh chấp là Tokyo, Seoul và Bắc Kinh thì thông điệp mà chính quyền chuyển đi là tất cả các bên cần phải kiềm chế và đảm bảo câu chuyện dân tộc chủ nghĩa không làm cho tình hình căng thẳng thêm xấu đi. Ông Biden sẽ gặp hai nước hiện đang đánh giá lại về cách thức các quan chức dân sự và quân sự trao đổi: trong vài tuần qua vì những lý do khác nhau, Nhật Bản và Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập một hội đồng an ninh quốc gia. Đối với Nhật Bản, đây là một nỗ lực nhằm tăng cường quyền lực của Thủ tướng trong những trường hợp khủng hoảng, một quan niệm mà chính trường Nhật Bản từ lâu phản đối do hậu quả của Thế chiến II. Đối với Trung Quốc, đây dường như là một nỗ lực của Chủ Tịch Tập Cận Bình nhằm thực thi một mức độ kiểm soát đối với những nguồn lực sức mạnh quốc gia mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ thực thi đầy đủ. Điều thú vị là, khi Trung Quốc điều tầu sân bay tới một điểm bất ổn tiềm tàng khác là Biển Đông, tầu sân bay không đi gần các hòn đảo đang tranh chấp, đây có lẽ là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhận thức rằng họ không nên hành động quá tay.
    Trong trao đổi riêng, các quan chức Mỹ cho biết họ lo ngại rằng một sự kiện nhỏ giống như vụ va chạm giữa máy bay do thám của Mỹ và máy bay chiến đấu của Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam hơn mười năm trước có thể khiến tình hình xấu đi nhanh chóng. Cựu cố vấn an ninh quốc gia của TTh Obama và là kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Tom Donilon, cho biết một “nguy cơ tính toán sai” tương tự là điều mà “chúng ta cần phải quan tâm về tiến triển của tình hình”. Một quan chức cao cấp của chính quyền cho biết thông điệp của ông Biden sẽ là Mỹ sẽ “tìm kiếm các cơ chế kiểm soát khủng hoảng và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm hạ nhiệt và giảm bớt nguy cơ leo thang hoặc tính toán sai”. Nhưng theo một cố vấn hiện nay của ông Obama thì “khá rõ đây không phải thực sự là về các hòn đảo” mà là mong muốn của một số người ở Trung Quốc trong đó có Quân giải phóng nhân dân và có lẽ là giới lãnh đạo chính trị mới nhằm “khẳng định bản thân bằng cách mà cho đến bây giờ họ không có khả năng quân sự để biến nó thành sự thật” và rằng “Trung Quốc nói rằng đây là nhằm đáp lại những nỗ lực của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc nhưng những phân tích của Mỹ cho thấy đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy sự hiện diện của Mỹ ra ngoài Thái Bình Dương”.
    Trong chuyến thăm tới Châu Á cuối cùng trên cương vị BTQP vào tháng 1/2011, ông R. Gates cho biết ông tin rằng mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là đẩy Mỹ ra khỏi “chuỗi đảo thứ hai”, ra xa ngoài khơi Thái Bình Dương, không để cho các căn cứ hải quân và không quân của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc. Một số quan chức Trung Quốc mà đứng đầu là Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đã cảnh báo rằng các hành động của Trung Quốc đang đẩy các nước trong khu vực vào vòng tay của Mỹ. Nhưng giờ ông Đới đã rời nhiệm và Chính quyền Obama hiện đang cố gắng tìm cách hiểu từng hành động mới của Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình, trong đó “khu vực nhận dạng phòng không” được cho là tính toán kỹ nhất và có lẽ là mạnh mẽ nhất. Phản ứng tức thời của ông Obama là điều hai máy bay ném bom B52 không mang vũ khí bay qua khu vực tranh chấp, điều mà Lầu Năm Góc gọi là chuyến bay thường kỳ. Đúng là thường kỳ nhưng thời điểm và tính biểu tượng thì ai cũng hiểu. Giờ thì Nhà Trắng phải đối mặt với nhiệm vụ phức tạp hơn về phản ứng trong dài hạn. Để biến lời hứa “xoay trục sang Châu Á” thành hiện thực, ông Obama sẽ phải thuyết phục Quốc hội và các đồng minh trong khu vực rằng ông sẽ dành sự quan tâm về kinh tế, ngoại giao và quân sự nhiều hơn đối với khu vực, không phải để kiềm chế Trung Quốc mà để duy trì và mở rộng vai trò lâu dài của Mỹ là người gìn giữ hòa bình ở Thái Bình Dương. Đây sẽ là một thách thức vào thời điểm ngân sách của Lầu Năm góc bị cắt giảm, sự quan tâm của quốc gia tập trung vào những vấn đề nội bộ và cơ quan an ninh quốc gia tập trung vào Iran, Syria và tương lai của Trung Đông.
    NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG /NEW YORK TIMES

      Hôm nay: Fri Nov 01, 2024 8:33 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]