Chiến sĩ Tây Nguyên trong "gia đình" quân đội

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Chiến sĩ Tây Nguyên trong "gia đình" quân đội

    Mr.Bean
    Mr.Bean
    Binh nhì
    Binh nhì

    Tổng số bài gửi : 24
    Join date : 31/10/2013

    Chiến sĩ Tây Nguyên trong "gia đình" quân đội Empty Chiến sĩ Tây Nguyên trong "gia đình" quân đội

    Bài gửi by Mr.Bean Tue Apr 01, 2014 12:10 pm

    Đại đội 188 của Ban chỉ huy quân sự huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) hầu hết là người dân tộc thiểu số địa phương nên độ tuổi lập gia đình khá trẻ. Tuy vậy, khi đã trở thành thành viên của gia đình quân đội họ đều làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Để có được điều này, những người chỉ huy đơn vị hòa đồng chia sẻ, đặt mình vào hoàn cảnh chiến sĩ.
    “Năm ngày phép”
    Trước khi xuống đại đội, tôi có buổi nói chuyện với Thượng tá, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Ngọc Hồi Đàm Văn Hội. Anh nói: “Chiến sĩ Tây Nguyên có đặc điểm tôn trọng kỷ luật, thật thà, chất phác. Ví như chuyện chiến sĩ xin về tranh thủ đôi khi giải quyết cho họ cũng phải có những vận dụng để phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế”.
    Có mấy chuyện tưởng đáng buồn cười nhưng lại phản ánh rất rõ tính cách của các chiến sĩ Tây Nguyên. Ví dụ như có chiến sĩ lên chỉ huy đại đội xin phép về đi đám ma người họ hàng. Đơn vị giải quyết 3 ngày, đồng chí xin thôi không về nữa. Hỏi ra mới biết: “Từ đơn vị đi về xã mất một ngày, từ xã về làng mất một ngày, cả đi cả về mất bốn ngày, ở nhà một ngày là năm. Nếu cấp trên cho ba ngày thì tôi không lên đơn vị kịp, cho nên tôi xin ở lại”. Nhưng có đồng chí chấp nhận đi, dù thời gian không đủ, và cũng không nói ra. Đồng chí cố gắng lên đơn vị thật sớm, nhưng rốt cuộc vẫn bị quá hạn, sợ bị kỷ luật đồng chí lại bỏ về làng, đơn vị phải cho người đi tìm. Trường hợp như thế, đồng chí vẫn bị kỷ luật, song xét hoàn cảnh cũng thật đáng thông cảm cho chiến sĩ.
    Việc đi tranh thủ này, Trung úy, trung đội trưởng A Lâng, người dân tộc Xê Đăng hiểu hơn ai hết. Từ đơn vị, đồng chí về thăm nhà ở bản Đắc Lanh, xã Măng Mút, huyện Kon Plông khoảng cách 170 cây số. Đến nhà vợ của đồng chí ở bản Đắc Blồ mặc dù cùng huyện nhưng lại mất thêm 60 cây số nữa, điều đáng nói từ xã về làng hầu hết phải đi bộ. A Lâng vừa sinh con đầu lòng. Vợ và con đang “về ngoại” ở, nếu muốn về thăm con, A Lâng phải đi mất đúng năm ngày. Điều kiện hoàn cảnh gia đình xa xôi như vậy nên đôi khi vợ gọi điện trách không về thăm con, A Lâng chỉ còn biết cười trừ. Anh tâm sự: “Mình là cán bộ chỉ huy phải rất gương mẫu để chiến sĩ noi theo”.

    Chiến sĩ Tây Nguyên trong "gia đình" quân đội 1211635020120805213747718
    A Lâng (bên trái) luôn được chiến sĩ tin yêu
    Biết hát, biết yêu để hiểu đồng đội
    A Lâng là Trung đội trưởng Trung đội 2. Trung đội 2 có phần lớn chiến sĩ là con em các dân tộc ít người Tây Nguyên. Tôi hỏi: “Ở trung đội có bao nhiêu chiến sĩ đã lập gia đình, họ có gì khác hơn những đồng đội chưa lập gia đình?”, A Lâng đáp: “Có 5 người có một vợ, một con. Nói chung anh em đều chững chạc, có tinh thần tự giác cao, chủ động trong công tác, học tập. Họ chín chắn hơn, gương mẫu và biết việc hơn”.
    Trong quá trình công tác, huấn luyện, A Lâng cũng không ít lần gặp phải trường hợp “Em phải về đủ năm ngày”. Là người dân tộc địa phương nên A Lâng hiểu tâm lý chiến sĩ Tây Nguyên đa phần yêu môi trường quân đội. Những lúc tâm sự riêng anh biết, họ thấy mình trưởng thành hơn, vững vàng hơn, trong mọi mặt cuộc sống; anh em đều có nguyện vọng công tác lâu dài trong quân đội nên ý thức tự gìn giữ kỷ luật rất cao. Nếu không phải việc gia đình hệ trọng nhất định họ không xin về. A Lâng thường hỏi lại về đường sá, tình hình gia đình rồi giúp anh em tính toán cách đi lại. Sự quan tâm thân tình đó đã giúp cho mối quan hệ cán bộ, chiến sĩ thêm sâu sắc. Thông cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của đồng đội nên A Lâng rất được anh em quý mến.
    A Lâng kể việc nắm bắt tâm tư tình cảm của chiến sĩ còn được anh thực hiện thêm cả trong những buổi liên hoan văn nghệ. Lời ca tiếng hát không chỉ có sức hút khiến các chiến sĩ thêm yêu môi trường quân ngũ mà còn giúp anh hiểu tâm trạng chiến sĩ. Tôi nghĩ, phải là người “sành nhạc” lắm mới có được những cảm nhận này. Và tôi đã đúng khi được biết thêm rằng, A Lâng là hạt nhân văn nghệ của Trường Sĩ quan lục quân 2 từng được cử đi “tăng cường” cho đoàn văn công của tỉnh Kon Tum. Một trong những lần đi biểu diễn phục vụ bà con dân bản tại huyện Đắc Rây anh đã gặp được cô Y Đào, người cùng xã, học Trung cấp Y tại Kon Tum cũng tham gia chương trình văn nghệ. Mối tình đẹp như bông hoa trên núi Ngọc Linh của họ đã chớm nở sau lần đầu gặp mặt đó. Giờ đây, khi hai vợ chồng họ còn xa cách, nhưng họ luôn tin tưởng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
    Với A Lâng, biết hát và biết yêu giúp anh hiểu thêm đồng đội mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    Bài và ảnh: Đông Hà

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 10:13 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]