Nước cờ “mã cản” của Bác Hồ

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Nước cờ “mã cản” của Bác Hồ

    cuuchienbinhvn
    cuuchienbinhvn
    Hạ Sĩ
    Hạ Sĩ

    Tổng số bài gửi : 129
    Join date : 01/10/2013

    Nước cờ “mã cản” của Bác Hồ  Empty Nước cờ “mã cản” của Bác Hồ

    Bài gửi by cuuchienbinhvn Thu Sep 04, 2014 9:25 am

    QĐND - Trước ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trưởng Ba Đình, Bác Hồ nói với ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng ban Tổ chức ngày Lễ Độc lập năm 1945 (đại ý): Cách mạng Tháng Tám đã thành công. Ngày 2-9 sẽ là ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chúng ta không thể tổ chức sớm hơn, càng không cho phép muộn hơn.
     Những cuộc kết nối không hồi đáp
    Theo thông lệ quốc tế, một chế độ mới muốn nắm quyền dù bằng con đường hòa bình hay sử dụng bạo lực đều phải làm ba việc lớn: Thành lập Chính phủ; tuyên bố độc lập, ra mắt quốc dân; tổ chức bầu cử. Thực tế tình thế cách mạng ở Việt Nam sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, để làm được điều đó không hề đơn giản.

    Nước cờ “mã cản” của Bác Hồ  Thuy10072014vt5118280076
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Ảnh tư liệu
    Năm 1943, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai gần đi đến kết thúc, tướng Đờ Gôn vội vàng thành lập Chính phủ Pháp lưu vong ở An-giê, đợi thời về Pa-ri, với chủ trương giành lại các xứ thuộc địa. Tại Đông Dương, Đờ Gôn mưu mô thành lập hai sư đoàn quân Viễn Đông lấy cớ tham gia chống Nhật, và cử tướng Bờ-lai-dốt làm tư lệnh dưới quyền điều khiển của đô đốc hải quân người Anh Mau-bai-ten, với âm mưu chờ dịp bám sau quân Anh quay lại Đông Dương. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven phản đối, vì việc này trái với nội dung phi thực dân hóa trong Hiến chương Đại Tây Dương do ông đề xuất. Ngày 12-4-1945, Ru-dơ-ven qua đời. Tân tổng thống Mỹ Hen-ri Tru-man ra lệnh ném bom nguyên tử, lập các khối quân sự… Khi Pa-ri nhận được tín hiệu xanh thì chưa đầy hai tháng sau, ngày 6-7-1945, tướng Lơ-cléc lên làm tư lệnh, đã đưa đội quân Viễn chinh sang Đông Dương, trong lúc quân Nhật đã làm đảo chính lật đổ Pháp ngày 9-3-1945, tàn quân Pháp ở đây đã bị bắt hết.
    Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương, củng cố Đảng, thực hiện chủ trương đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Việt Minh để tham gia đồng minh chống Nhật, phát triển bang giao quốc tế. Tháng 2-1945, Người đã chỉ đạo dẫn một trung úy phi công Mỹ, bị quân Nhật bắn rơi ở Cao Bằng, vượt vài ngàn cây số, đưa về đại bản doanh quân đồng minh Mỹ tại Côn Minh, Trung Quốc. Hành động này được tướng Sê-nôn, người Mỹ hoan nghênh. Quan hệ Việt-Mỹ lúc này bắt đầu tốt lên qua việc các toán tình báo nhảy dù xuống Việt Bắc giúp đỡ Việt Minh tổ chức và huấn luyện quân sự tại sân bay dã chiến mới xây dựng tại Lũng Cò (Sơn Dương, Tuyên Quang)… Các nhà nghiên cứu sau này đều thừa nhận: Nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh là trong tình thế khó khăn, phải biết phát huy sức mạnh thời đại, tìm sự ủng hộ của các chính phủ, bạn bè quốc tế. Ngày 5-5-1945, Người viết thư cho Thiếu tá L.A.Pát-ti và nhờ gửi cho Liên hợp quốc hai tài liệu ký tên “Đảng-Quốc dân Đông Dương”. Người còn gửi thư cho Trung úy Sác-lơ-phen, phụ tá tướng L.Sê-nôn. Người đã 8 lần gửi công hàm cho Tổng thống H.Tru-man, 3 thư cho Ngoại trưởng Mỹ J.Bây-ních và một số văn bản cho Liên hợp quốc nhưng đều không có hồi đáp. Trước tình thế đó, Người quyết định phải tuyên bố độc lập càng sớm càng tốt.
     Nước cờ “mã cản”
    Để ngày tuyên bố độc lập diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch dự kiến, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sát sao các lực lượng ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm của kẻ thù. Nhận được tin Nhật đầu hàng đồng minh, ngày 14-8-1945, Đờ Gôn vội vã bổ nhiệm Đô đốc Đác Giăng-li-ơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương; Lơ-cléc làm Tổng tư lệnh quân Viễn chinh sang Việt Nam. Ngày 15-8, ba sĩ quan Pháp đổ bộ lên Hải Phòng bị Nhật bắt. Ngày 22-8, Sê-đin đại diện Pháp ở Nam Kỳ mới chạm chân xuống đất gần Sài Gòn cũng bị ta tóm gọn. Ngày 28-8, đội biệt kích Lambda gồm 6 tên nhảy dù xuống khu rừng ga Hiền Sỹ cách Huế 25km cũng bị Việt Minh diệt gọn. Riêng phái bộ số 5 của Xanh-tơ-ni ở Côn Minh bám theo máy bay Mỹ qua Hà Nội ngày 22-8 cũng bị quân Nhật bắt sống.
    Ở miền Nam, quân đội Anh cũng được lệnh vào Sài Gòn triển khai kế hoạch giải giáp quân đội Nhật. Chính họ là chỗ dựa cho tàn quân Pháp được Nhật thả ra đánh phá ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ theo đường ra Bắc, trước khi quân Viễn chinh của Lơ-cléc được Anh giúp vận chuyển bằng tàu biển đổ bộ vào nước ta bắt đầu cuộc xâm lược thực dân lần thứ hai…
    Đồng chí Hoàng Tùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945, viết trong hồi ký: "Cụ so sánh và lựa chọn. Giặc Pháp lắm máy bay, tàu bò hiện đại, nhưng chúng ở xa nên đi lại lâu, vận chuyển khó, muốn thắng ta nhanh. Ta tiêu thổ kháng chiến, đánh kéo dài, "châu chấu đá voi" đấy mà nhất định thắng… Giặc Tầu, kẻ thù láng giềng ở bên nách ta, các chú nhớ bài học Việt Vương câu tiễn. Ngày đêm cố nghe cho quen tai tiếng loa từ nhà số 105 Quán Thánh nói xấu Chính phủ Hồ Chí Minh có sao đâu… Càng phải tìm cách nhanh đuổi chúng cút xéo càng sớm càng tốt. Đuổi như Hội thề Đông Quan thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi mới hay…”.
    Chính nước cờ sắc sảo, với chiêu bài "mã cản" của Hồ Chí Minh trước ngày tuyên bố độc lập đã tạo ra điều kiện, thế và lực để Người trịnh trọng tuyên bố với quốc dân, đồng bào và bạn bè thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


    TRỊNH TỐ LONG

      Hôm nay: Tue May 07, 2024 1:26 pm

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]