Trận Tốt Động Chúc Động - trận đánh lấy ít địch nhiều tiêu biểu

Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Quân sử Việt Nam

Nơi tìm kiếm thông tin Liệt sĩ và người thân thất lạc trong chiến tranh


    Trận Tốt Động Chúc Động - trận đánh lấy ít địch nhiều tiêu biểu

    cuuchienbinhvn
    cuuchienbinhvn
    Hạ Sĩ
    Hạ Sĩ

    Tổng số bài gửi : 129
    Join date : 01/10/2013

    Trận Tốt Động Chúc Động - trận đánh lấy ít địch nhiều tiêu biểu Empty Trận Tốt Động Chúc Động - trận đánh lấy ít địch nhiều tiêu biểu

    Bài gửi by cuuchienbinhvn Sat Mar 22, 2014 8:41 pm

    Tổng hợp từ nhiều nguồn

    Bối cảnh
    Năm 1426, tức tám năm sau ngày Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, lúc này chiến trường chính của cuộc chiến là khu vực lân cận thành Đông Quan. Bằng chiến dịch đi tuần quanh khu vực quân Minh chiếm đóng và tổ chức mai phục đánh bại các đạo quân truy đuổi, quân Lam Sơn đã gần như kiểm soát được khu vực đồng bằng Bắc bộ, gây thiệt hại buộc quân Minh phải co cụm về quanh thành Đông Quan.

    Mặt khác, từ tháng 10 năm 1426, tướng nhà Minh là Vương Thông đã dẫn đầu một đạo quân tiếp viện lớn từ Vân Nam nhập thành Đông Quan, khiến binh lực ở đây mạnh trở lại, đủ sức uy hiếp lực lượng quân Lam Sơn lúc này đang hoạt động ở phía Tây. Tự tin vào điều đó, Vương Thông đã quyết định mở một chiến dịch tấn công lớn buộc quân Lam Sơn phải đối mặt nếu không muốn mất các vị trí vừa chiếm được. Chỉ huy cánh quân Lam Sơn phía Tây là Lý Triện đã dời lực lượng của mình về Cao Bộ, chọn nơi đó làm địa điểm quyết chiến.

    Địa hình và bố trí trước trận đánh
    Cao Bộ là một khu vực khá bằng phẳng nằm phía Tây Nam thành Đông quan, được bao bọc bởi con sông Đáy ở phía Đông và các đầm lầy, rừng cây ở phía Bắc, phía Nam là sông Yên Duyệt.

    Để tiếp cận Cao Bộ, quân Minh đã dùng hai đường : đường chính vượt qua sông Đáy ở phía Đông Cao Bộ rồi vòng vào khu vực gọi là Tốt Động ở mặt phía Nam. Đường nhỏ vòng qua mặt phía Bắc rồi tiến đến vùng Chúc Động ở phía Tây Bắc Cao Bộ.

    Tương quan lực lượng :

    Quân Lam Sơn :
    - Toàn bộ lực lượng của Lý Triện: gồm 2000 quân Thanh - Nghệ thiện chiến cùng lực lượng mới tuyển mộ quanh Đông Quan từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1246. Ước tính khoảng 30.000 người, đa phần là bộ binh trang bị nhẹ. 1 thớt voi chiến

    - Lực lượng tiếp viện của Đinh Lễ gồm : 3000 quân Thanh- Nghệ, trong đó có khoảng 2500 bộ binh và 500 kỵ binh nặng, 2 thớt voi.

    Các chỉ huy khác : Đỗ Bí và Nguyễn Xí

    Quân Minh :
    - Lực lượng của Vương Thông : 50.000 bộ binh và 5000 kỵ binh
    - Lực lượng của Phương Chính : gồm binh lực còn lại của thành Đông Quan ngoại trừ các đơn vị ở lại giữ thành. Ước tính khoảng 15.000 người.

    Các chỉ huy khác : Trần Hiệp, Lý Lượng, Mã Anh, Sơn Thọ

    Diễn biến:

    Lực lượng quân Minh của Vương Thông tập kết trước ở khu vực Tốt Động nhưng chưa tiến quân. Theo kế hoạch, khi cánh quân của Phương Chính tiến tới Chúc Động sẽ bắn một phát pháo làm hiệu lệnh. Quân Minh sẽ từ hai đường tấn công cùng một lúc, dùng ưu thế về quân số để đè bẹp quân Lam Sơn.

    Điều Vương Thông không ngờ được là gián điệp của quân Lam Sơn đã nắm được toàn bộ kế hoạch hành quân này. Các chỉ huy của quân Lam Sơn nhận được tin đã quyết định sử dụng một chiến thuật táo bạo để đưa quân Minh vào bẫy.

    Rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, sau khi bố trí lực lượng mai phục ở gần Tốt Động, chỉ huy quân Lam Sơn là Đinh Lễ đã cho bắn một phát pháo hiệu trong khi biết chắc rằng quân Minh ở Chúc Động chưa kịp triển khai lực lượng.

    Vương Thông tưởng rằng đó là tín hiệu của quân mình nên đã cho quân lính tiến vào một cách vội vàng để tìm cách chiếm các điểm cao. Đội quân đi đầu có lẽ là kỵ binh do Trần Hiệp và Lý Lượng chỉ huy. Do quân số quá đông lại tiến gấp nên quân Minh đã không giữ được đội hình chặt chẽ như lúc đầu.

    Khi băng qua một khu vực lầy lội, tốc độ đội quân tiên phong chậm lại dẫn đến việc lực lượng quân Minh bị dồn cục. Đúng thời điểm đó từ các vị trí mai phục, quân Lam Sơn tấn công mạnh vào hai sườn. Các món vũ khí tầm xa như cung, nỏ, lao phóng và hoả đồng vốn được quân Lam Sơn sử dụng thành thục đã gây thiệt hại lớn ngay từ những phút đầu. Hai chỉ huy quan trọng của quân Minh là Trần Hiệp và Lý Lượng bị giết ngay tại trận. Quân Minh bị sa lầy trong một khu vực chật hẹp đã không thể triển khai một phương án phản công nào. Nỗ lực tái lập lại đội hình chiến đấu của Vương Thông không có kết quả và bản thân ông ta cũng phải tháo chạy khỏi chiến trường sau khi trúng một vết thương. Quân Minh ở đạo quân chính hoàn toàn tan rã và hoặc bỏ chạy hoặc bị tàn sát.

    Cánh quân của Phương Chính vốn bị bất ngờ và chưa sẵn sàng khi súng nổ. Đồng thời việc đạo quân chính tan rã quá nhanh khiến sự tiếp viện của cánh quân này không đem lại kết quả và kết thúc bằng việc tháo chạy nhanh chóng.

    Kết quả:

    Quân Minh bị thiệt hại khoảng hơn 50.000 người. Sử sách mô tả lại rằng xác tử sĩ quân Minh chất cao đến mức làm tắc nghẽn một khúc sông Đáy.

    Thiệt hại của quân Lam Sơn không được ghi nhận. Nhưng sau trận chiến này một tháng, tướng Lý Triện đã tổ chức bao vây mặt Bắc thành Đông Quan với 20.000 quân. Vậy có lẽ thiệt hại của quân Lam Sơn ở khoảng 10.000 người.

    Trận đại thắng ở Tốt Động Chúc Động đã đưa Đinh Lễ và Lý Triện lên hàng những tướng xuất xắc nhất của vua Lê Lợi. Quân Minh mất hoàn toàn khả năng chủ động trên chiến trường.

    Chiến thắng cũng là minh chứng cho tầm quan trọng của công tác tình báo quân sự trong việc hoạch định chiến lược, chiến thuật.

    Ngoài lề :

    -Dù là người chiến thắng nhưng Đinh Lễ và Lý Triện đã không còn sống cho đến ngày giải phóng. Cả hai đều bị đánh úp và tử trận ở ngoại vi thành Đông Quan bởi chính những kẻ họ đã đánh bại : Vương Thông và Phương Chính. Liệu điều đó có chứng tỏ rằng các tướng người Minh thực sự là tướng tài biết rút ra bài học từ thất bại ?

    -Thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, có thể liệt kê tên của 4 tướng giỏi nhất dưới trướng vua Lê Lợi như sau :

    _Đinh Lễ - người chiến thắng của : chiến dịch giải phóng Thanh Hoá, trận trước cổng thành Thanh Hoá, trận Tốt Động Chúc Động, trận công phá ngoại vi Đông Quan.

    _Lý Triện : chiến thắng Ninh Kiều, trận Ba La, trận Tốt Động Chúc Động, trận công phá Đông Quan.

    _Trần Nguyên Hãn : chiến dịch giải phóng Tân Bình Thuận Hoá, trận hạ thành Xương Giang, trận Phố Cát, trận cánh đồng Xương Giang.

    _Lê Sát : chiến dịch giải phóng Thanh Hoá, trận hạ thành Xương Giang, trận Chi Lăng Cần Trạm, trận cách đồng Xương Giang.

    Điều thú vị ở đây là khi ta lấy họ của 4 người này ta sẽ được : Đinh, Lê, Lý, Trần - bốn triều đại trước triều đại của vua Lê Lợi. Và việc họ là hậu duệ của các hoàng tộc này không phải không có khả năng.

      Hôm nay: Thu May 09, 2024 3:56 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]